Mô hình Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia đòn bẩy trong phát triển CMCN 4.0

Ngày 31/10 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức tọa đàm tham vấn Mô hình Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC).

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM khẳng định, các Trung tâm đổi mới sáng tạo đóng vai trò hết sức quan trọng đưa các công nghệ mới đến gần hơn với doanh nghiệp (DN) và người dân, trình diễn và chuyển giao công nghệ, khuyến khích tinh thần sáng tạo trong DN và người dân.

Mô hình trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia sẽ tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ tầm cỡ thế giới ở Việt Nam, góp phần nâng cấp hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia một cách căn bản, đóng góp vào việc thực hiện Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0.

Thí điểm một mô hình thực thi chính sách mới trong đó Nhà nước và DN hợp tác chặt chẽ vì mục đích xã hội, thể hiện tư duy sáng tạo chính sách cần thiết trong cuộc đua toàn cầu về CMCN 4.0 và quản trị quốc gia.

Trên thực tế, Trung tâm ĐMST tại Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra tác động đáng kể về công nghệ, chủ yếu làm nhiệm vụ thu hút đầu tư đặc biệt là dòng vốn FDI vào các lĩnh vực sản xuất, không phải đặc trưng của CMCN 4.0, theo đó sự lan tỏa công nghệ rất hạn chế.

Trên thực tế, Trung tâm ĐMST tại Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra tác động đáng kể về công nghệ, chủ yếu làm nhiệm vụ thu hút đầu tư đặc biệt là dòng vốn FDI vào các lĩnh vực sản xuất, không phải đặc trưng của CMCN 4.0, theo đó sự lan tỏa công nghệ rất hạn chế.

Trên thực tế, Trung tâm ĐMST tại Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra tác động đáng kể về công nghệ, chủ yếu làm nhiệm vụ thu hút đầu tư đặc biệt là dòng vốn FDI vào các lĩnh vực sản xuất, không phải đặc trưng của CMCN 4.0, theo đó sự lan tỏa công nghệ rất hạn chế.

Bên cạnh đó, các Trung tâm STĐM, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam chưa lọt vào các bảng đánh giá, xếp hạng trên thế giới. Trong 10 năm qua, các cơ sở hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam chưa tạo ra một công ty tỷ đô nào.

Theo đó, NIC được thành lập sẽ là trung tâm vận hành hệ sinh thái Công nghiệp 4.0. Dự kiến, trong giai đoạn đầu, NIC tập trung vào một số lĩnh như nhà máy thông minh bao gồm phần cứng và phần mềm. Thành phố thông minh; công nghiệp nội dung số (trò chơi, quảng cáo, phim ảnh, âm nhạc… ); công nghiệp an ninh mạng (giải pháp an ninh để bảo vệ các hệ thống, mạng lưới dân sự- nhà máy, thành phố, cơ quan hành chính.

Để mô hình này được thành công cần có nhiều chính sách khác biệt và mới cho hoạt động của Trung tâm này. Trong đó, CIEM đề xuất thành lập DN xã hội, 100% vốn tư nhân, hoạt động theo quy định của Luật DN 2014. Đảm bảo hoạt động linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường, có thể nhanh chóng đi vào hoạt động và tạo ra kết quả cho nền kinh tế. Đảm bảo có thể tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước vì mục đích phát triển và chuyển giao công nghệ trong nước.

Quy mô của NIC dự kiến: 23ha trong Khu CNC Hòa Lạc. Mặt bằng xây dựng: 90 nghìn m2 sàn. Vốn đầu tư: 1.900 tỷ đồng (khoảng 82 triệu USD), trong đó 1.700 tỷ đồng là vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, 200 tỷ là vốn lưu động. Thực hiện trong 3 năm kể từ ngày khởi công 2019 và có thể bắt đầu hoạt động từ năm thứ 2.

Lưu Hiệp

Nguồn CAND: http://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/mo-hinh-trung-tam-doi-moi-sang-tao-quoc-gia-don-bay-trong-phat-trien-cmcn-4-0-517664/