Mổ xẻ xe tăng Italy lần đầu tiên xuất hiện gần Nga

So với Lerclec hay Challenger, C1 Ariete không có mấy tiếng tăm trên thế giới, nhưng đó vẫn là cỗ xe tăng chủ lực đáng gờm của Quân đội Italy, có thể trở thành đối thủ khó chịu với T-80, T-90.

Theo tạp chí Jane's 360, lực lượng quân sự NATO hiện diện tại Cộng hòa Latvia - quốc gia Liên Xô (cũ) có đường biên giới chung với Liên bang Nga lại được tăng cường. Đáng chú ý, ngoài binh sĩ và xe tăng Abrams của Mỹ, lần đầu tiên Quân đội Italy triển khai xe tăng chủ lực C1 Ariete tới khu vực này. Ảnh: Wikipedia

Theo tạp chí Jane's 360, lực lượng quân sự NATO hiện diện tại Cộng hòa Latvia - quốc gia Liên Xô (cũ) có đường biên giới chung với Liên bang Nga lại được tăng cường. Đáng chú ý, ngoài binh sĩ và xe tăng Abrams của Mỹ, lần đầu tiên Quân đội Italy triển khai xe tăng chủ lực C1 Ariete tới khu vực này. Ảnh: Wikipedia

Trước đó cũng đã thông tin rằng Italy sẽ triển khai xe tăng Ariete và xe chiến đấu bộ bih Dardo tới tham gia cuộc tập trận Reaper Prime tại thao trường Adazi, Latvia. Nhóm quân này được lấy từ trung đoàn bộ binh ở Bersaleries và trung đoàn thiết giáp 4, Quân đội Italy. Ảnh: Wikipedia

So với Abrams hay AMX-56 Lerclec (Pháp), Challenger II (Anh), Leopard 2 (Đức), C1 Ariete là một cái tên chẳng mấy ai biết đến ngoài Quân đội Italy. Đây là loại xe tăng chiến đấu chủ lực do Consorzio Iveco Oto Melara - Liên doanh giữa Iveco và Oto Melara sản xuất từ năm 1995-2002 với số lượng 200 chiếc. Ảnh: Wikipedia

Có lẽ cùng vì thế mà nó trở nên lu mờ hoàn trước cái “anh em khác”, và càng trở nên “chẳng ai hay” khi đứng cạnh cỗ xe tăng nổi tiếng của Nga. Tuy nhiên, chúng cũng sở hữu sức mạnh đáng gờm, không thua kém mấy dòng tăng khác, thậm chí là nguy hiểm, đáng để Nga phải dè chừng. Ảnh: Wikipedia

C1 Ariete nặng 54 tấn, dài 9,52m, rộng 3,61m, cao 2,45m, giáp bảo vệ sử dụng công nghệ vật liệu composite tương đương với giáp tăng Challenger 2 và Abrams. Nó không được trang bị giáp phản ứng nổ hay hệ thống phòng vệ chủ động. Ảnh: Wikipedia

Về hỏa lực, Ariete trang bị khẩu pháo nòng trơn Rheinmetall 120 mm công nghệ của Đức nhưng được Oto Melara mua giấy phép sản xuất trong nước với một số cải tiến về vật liệu tăng độ bền, tuổi thọ so với số phát bắn. Pháo cũng không có hệ thống nạp đạn tự động mà vẫn trung thành với kíp lái 4 người. Ảnh: Wikipedia

Hệ thống điều khiển hỏa lực do Galileo Avionica phát triển với tên gọi OG14L3 TURMS tích hợp kính ngắm trưởng xa SP-T-694, laser đo xa, máy tính đường đạn, các cảm biến đo tốc độ gió. Nhìn chung, hệ thống này được đánh giá giúp xe tăng có thể khai hỏa chính xác trong điều kiện hành tiến. Ảnh: Wikipedia

Hỏa lực phụ gồm có đại liên đồng trục 7,62mm MG42/59 và một súng máy phòng không 7,62mm MG lắp ở ngay trên đầu trưởng xe. Quả thật hơi lạ vì đa số súng máy trên nóc tháp pháo tăng hiện nay người ta đều chọn cỡ 12,7mm thay vì 7,62mm. Ảnh: Wikipedia

Về khả năng cơ động, Ariete trang bị động cơ diesel 12 xylanh Fiat-Iveco MTCA công suất 1.250hp kết hợp bộ hộp số tự động ZF LSG3000 6 cấp cho tốc độ tối đa ấn tượng 70km/h, tăng tốc từ 0-32km/h trong 6 giây. Khi hỏng hóc, động cơ và hộp số được thay thế không quá 1 giờ. Ảnh: Wikipedia

Trong tương lai, Italy đang có kết hoạch áp dụng phiên bản nâng cấp Ariete Mk.2/C2 có hệ thống nạp đạn tự động, nâng công suất động cơ lên 1.500hp, trang bị thêm giáp. Ảnh: Wikipedia

Video xe tăng Ariete tập trận. Nguồn: Youtube Military Technology

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/mo-xe-xe-tang-italy-lan-dau-tien-xuat-hien-gan-nga-1267306.html