Mọi thứ đều có thể thay đổi, nhưng Hà Nội vẫn mãi tuyệt đẹp thế này cả trăm năm nay

Cách đây 73 năm từ sáng mùa thu 2/9, Thủ đô đã trải qua biết bao đổi thay nhưng Hà Nội vẫn cất giữ trong mình nhiều nét xưa cũ, nhiều góc phố, nếp sinh hoạt vẫn được lưu giữ mà chẳng thời gian nào có thể xóa nhòa.

Ảnh tư liệu

Ảnh tư liệu

Bắc Bộ phủ từng là nơi đặt trụ sở chính quyền Bắc kỳ. Trong Cách mạng tháng Tám, ngày tổng khởi nghĩa ở Hà Nội (19 tháng 8 năm 1945), lực lượng Việt Minh cùng nhân dân Hà Nội đã tiến công và chiếm giữ tòa nhà này. Sau ngày Hà Nội được giải phóng năm 1954, Bắc Bộ phủ được tu sửa lại và trở thành Nhà khách Chính phủ. Ảnh: TTXVN

Ảnh tư liệu

Tòa nhà này hiện là trụ sở của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nằm ở số 12 Ngô Quyền (Hà Nội). Ảnh: TTXVN

Ảnh tư liệu

Sở Bưu điện được xây dựng năm 1922, do kiến trúc sư Adolphe Bussy thiết kế. Nay tòa nhà là Bưu điện Bờ Hồ. Ảnh: TTXVN

Ảnh tư liệu

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, được xây dựng giai đoạn (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Trải qua hơn 100 năm tồn tại, cây cầu vẫn đứng vững như một chứng nhân lịch sử của Thủ đô. Ảnh: TTXVN

Ảnh tư liệu

Chùa Diên Hựu hay chùa Một Cột được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào năm 1049. Năm 1954, quân đội viễn chinh Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho đặt mìn để phá chùa Một Cột. Sau khi tiếp quản thủ đô, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành trùng tu lớn chùa Một Cột (chùa Diên Hựu), xây dựng lại chùa Một Cột theo kiến trúc cũ. Ảnh: TTXVN

Ảnh tư liệu

Phủ toàn quyền Đông Dương do kiến trúc sư Charles Lichtenfelder thiết kế và được xây dựng trong những năm 1901-1906 với quy mô hoành tráng, uy nghiêm và quyền lực. Sau năm 1954, tòa nhà được đổi tên thành Phủ Chủ tịch, hiện là nơi làm việc của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa nhà nằm trong khuôn viên của khu Phủ chủ tịch, gần lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Đây cũng là nơi diễn ra lễ đón các nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ đến thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Ảnh tư liệu

Qua bao nhiêu năm tháng, Tháp Rùa vẫn đứng sừng sững, là biểu tượng tinh thần của người dân Thủ đô nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Ảnh TTXVN

Ảnh tư liệu

Ngã 5 Cửa Nam - Lê Duẩn những năm 1990 (ảnh tư liệu). Và nay, sau hơn 30 năm nhìn lại cảnh vật hầu như không có sự thay đổi nhiều. Ảnh: Dân Việt

Ảnh tư liệu

Tháp nước Hàng Đậu được xây dựng năm 1894, trước cả cầu Long Biên. Tháp có đài nước (bồn chứa nước) khổng lồ bằng thép dung tích 1.250 m3 và từng được sử dụng để cung cấp nước cho nội thành Hà Nội thời Pháp thuộc (ảnh tư liệu). Ngày nay, tháp nước Hàng Đậu không còn có tác dụng phân phối nước mà được coi là một công trình lịch sử đặc trưng cho Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Dân Việt

K.N (th)

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/xa-hoi/moi-thu-deu-co-the-thay-doi-nhung-ha-noi-van-mai-tuyet-dep-the-nay-ca-tram-nam-nay-20180824105727258.htm