Một khi 'Cánh tay thần chết' vào cuộc

Chúng tôi mới giới thiệu các bài viết của Viện sỹ Konstantin Sivkov 'Calibr chặn đứng Thể chiến' (DVO,15/ 11) và 'Calibr chặn đứng thế chiến 3:Phản đòn đánh dập đầu' (DVO,16/11).

Xin được giới thiệu tiếp bài viết mới nhất của ông cũng về chủ đề trên và với tiêu đề trên. Bài cũng đăng trên “Người đưa tin công nghiệp quốc phòng” (Nga) ngày 13/11/2018. Sẽ có một số ý trùng lặp với các bài trước, xin bạn đọc thông cảm. Phần in đậm để nhấn mạnh ý cũng là của tác giả. Chúng tôi có bổ sung thêm ảnh tác giả.

Tiềm lực “sức mạnh phản công” (tiềm lực phản đòn) của Nga chỉ có thể vô hiệu hóa được một phần các mối đe dọa nếu Mỹ quyết định triển khai các tên lửa đạn đạo tầm trung tại Châu Âu, bởi vì nó (tiềm lực sức mạnh phản công) chỉ có thể “xử lý” một cách hiệu quả những mục tiêu cố định.

Cần phải áp dụng các biện pháp khác để tăng cường độ bền tác chiến của lực lượng kiềm chế hạt nhân của chúng ta (Nga), mà trước hết là các hệ thống chỉ huy lực lượng kiềm chế hạt nhân đó.

Đại tá, Cựu sỹ quan Bộ Tổng tham mưu (1996-2007) , Phó chủ tịch Viện Hàn lâm pháo binh và tên lửa Nga Konstantin Sivkov

Biện pháp đáp trả tổng hợp sẽ được tính toán xuất phát từ các phân tích những mặt mạnh và mặt yếu của đối phương. Chúng ta đã nói rõ về những điểm dễ bị tổn thương của cụm tên lửa tầm trung mà Mỹ có thể bố trí ở Châu Âu (trong bài “Calibr chặn đứng Thế chiến 3”- TG).

Một trong những nhược điểm quan trọng nhất của tên lửa tầm trung cả hai lớp, cả tên lửa đạn đạo và tên lửa có cánh, - đó là hiệu quả tiêu diệt mục tiêu cơ động rất thấp. Nguyên nhân nằm ở đặc điểm dẫn đường tên lửa và khả năng chỉ mục tiêu để tấn công các mục tiêu cơ dộng trong chiều sâu bố trí đội hình chiến dịch và chiến lược của các cụm quân Các lực lượng vũ trang Nga trên chiến trường.

Calibr chặn đứng Thế chiến thứ 3

“Khôi phục lại các đoàn tàu tên lửa cần phải được ưu tiên”

Chúng ta hãy bắt đầu từ dưới lên (từ phía Nga). Trong chiều sâu của lãnh thổ Nga, nếu trong điều kiện tác chiến, Mỹ và các đồng minh chỉ có thể tiến hành các hoạt động trinh sát từ vũ trụ là chủ yếu.

Trinh sát đường không chỉ có thể thực hiện được nếu chế áp được hệ thống phòng không và chỉ sau khi đã đánh gục được Không quân Nga. Nếu người Mỹ làm được điều đó, giới lãnh đạo nước ta (Nga) đã không còn bất cứ một cách nào khác ngoài việc ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân theo đúng tinh thần Học thuyết quân sự Nga.

Thành thử- “đòn tấn công tước khí giới” và đòn tấn công “đánh dập đầu não” sẽ không thể xảy ra- nước Nga buộc phải phát động chiến tranh hạt nhân trước. Còn các phương tiện trinh sát vô tuyến điện- những số liệu mà chúng cung cấp có sai số tương đối lớn, thành thử không thể dựa vào các số liệu (thông tin) đó để ra các quyết định phóng – và xác định chính xác các dữ liệu để phóng tên lửa tầm trung.

Chỉ còn lại các cách thức – đó là lưới điệp báo (sử dụng lưới các điệp viên trên lãnh thổ nước sở tại-ND) và trinh sát mặt đất. Nhưng lưới điệp báo và trinh sát mặt đất không thể phát hiện hết hệ thống các sở chỉ huy và các địa điểm bố trí các trận địa của lực lượng kiềm chế hạt nhân LB Nga.

Trường hợp thành công nhất- tức tối đa những gì mà điệp báo và trinh sát mặt đất có thể làm được- đó là cung cấp các dữ liệu chỉ mục tiêu của một số mục tiêu riêng rẽ. Chình vì vậy mà các phương tiện (trinh sát) vũ trụ- đó mới là nguồn cung cấp thông tin- số liệu đáng tin cậy duy nhất (của Mỹ).

Thực ra, ngay cả trong thời bình thì nó (trinh sát vũ trụ) cũng đã là nguồn cung cấp cho Mỹ các số liệu đáng tin nhất về các lực lượng kiềm chế hạt nhân và hệ thống điều khiển các lực lượng kiềm chế hạt nhân của chúng ta. Hơn nữa, Mỹ có ưu thế tuyệt đối trên vũ trụ, trong đó có cả các ưu thế cả về số lượng và chất lượng các vệ tinh trinh sát (gián điệp) nhiều chức năng khác nhau.

Nhưng: từ thời điểm phát hiện mục tiêu đến thời điểm cung cấp các dữ liệu chỉ mục tiêu cho sở chỉ huy các tên lửa tầm trung sẽ mất khoảng thời gian từ 2-3 giờ hoặc hơn.

Tiếp theo, sẽ phải xử lý thông tin (dữ liệu đầu vào), lập nhiệm vụ bay cho tên lửa, nạp dữ liệu bay cho tổ hợp tên lửa- chỉ sau khi đó mới có thể phóng tên lửa. Ít nhất cũng cũng phải cần tới vài giờ. Tên lửa đạn đạo tầm trung chỉ cần vài phút là bay đến mục tiêu, đúng vậy, và không thể coi thường chuyện này.

Nhưng tên lửa có cánh trong trường hợp bay hết cự ly tác chiến tối đa của nó- cần phải mất hơn 2 giờ để đến được mục tiêu. Kết quả là từ thời điểm phát hiện mục tiêu đến khi tên lửa công kích mục tiêu sẽ mất khoảng 6-8 giờ. Vâng đúng là tên lửa có cánh Mỹ có thể được điều chỉnh nhiệm vụ bay khi đang bay. Nhưng ai là người sẽ cung cấp các dữ liệu chỉ mục tiêu mới để làm điều đó?

Calibr chặn đứng thế chiến 3: Phản đòn đánh dập đầu

Trong khoảng thời gian thông tin từ vệ tinh truyền về đến được sở chỉ huy, các tên lửa (có cánh) đã kết thúc hành trình bay của chúng. Và như vậy, kết luận là- chỉ có thể cung cấp các số liệu chỉ mục tiêu đáng tin cậy cho các tên lửa tầm trung khi các mục tiêu đó là những mục tiêu cố định.

Còn một chi tiết rất quan trọng nữa. Việc dẫn tên lửa tầm trung đến mục tiêu ở giai đoan cuối quỹ đạo bay được thực hiên theo nguyên lý so sánh (với bề mặt địa hình), nển cần phải có một sự ổn định tương đối của “bức tranh” radar hoặc quang- điện tử bề mặt địa hình tại khu vực có mục tiêu.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/mot-khi-canh-tay-than-chet-vao-cuoc-3369325/