Một mình Ấn Độ chiếm hơn 1/4 giá trị xuất khẩu vũ khí Nga

Trung tâm phân tích thị trường vũ khí - TsAMTO của Nga đã công bố số liệu thống kê về thị phần của Ấn Độ trong toàn bộ cơ cấu xuất khẩu vũ khí của Moskva.

Theo TsAMTO, trong giai đoạn 2011 - 2018, Ấn Độ chiếm vị trí đầu tiên trong số các quốc gia lớn nhất nhập khẩu vũ khí Nga với tỷ lệ chiếm tới 25,61% tổng giá trị các đơn hàng của Moskva.

Việc tính toán có xét đến khối lượng xuất khẩu vũ khí thông thường được xác định theo phân loại có đăng ký với Liên hợp quốc.Khối lượng giá trị được tính theo ngày chuyển giao vũ khí thực tế.

Tiêm kích đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ. Ảnh: National Interest.

Tiêm kích đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ. Ảnh: National Interest.

Trong kỳ báo cáo, tỷ trọng lớn nhất của Ấn Độ trong tổng cán cân xuất khẩu vũ khí của Nga được ghi nhận vào năm 2012 (39,03%) và năm 2013 (40,21%).Trong những năm còn lại, chỉ số chia sẻ của Ấn Độ trong cán cân xuất khẩu chung của Nga thấp hơn đáng kể và dao động từ 20 đến 25%.

Giai đoạn 4 năm (2011, 2016, 2017 và 2018), thị phần của Ấn Độ chiếm chưa đến 20%, tương ứng là 18,42%, 19,66%, 18,96% và 18,96%.Trong 3 năm qua, tỷ trọng của Ấn Độ trong cán cân tổng thể xuất khẩu vũ khí Nga đã ổn định ở mức khoảng 19%.

Năm 2009, lần đầu tiên thị phần của Ấn Độ vượt quá Trung Quốc và kể từ đó cho đến năm 2015, Nư Delhi chiếm vị trí đầu tiên trong cơ cấu cân bằng xuất khẩu của quân đội Nga.Năm 2016, 2017 và 2018Ấn Độ mất vị trí đầu tiên trước Algeria.Năm 2017, Ấn Độ lại thua Ai Cập và lần đầu tiên rơi xuống vị trí thứ 3.

Để so sánh: năm 2011, tỷ lệ của Ấn Độ là 18,42% (con số tối thiểu cho giai đoạn đánh giá), năm 2012 - 39,03%, năm 2013 - 40,21% (chỉ số tối đa cho giai đoạn được đánh giá), năm 2014 - 22,89%, năm 2015 - 24,15%, năm 2016 - 19,66%, năm 2017 - 18,96% và năm 2018 - cũng là 18,96%.

Sở dĩ có sự thay đổi như trên là bởi gần đây quốc gia Nam Á này đang thực hiện chính sách đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự. New Delhi đã chuyển hướng sang mua sắm và hợp tác chế tạo sản phẩm quốc phòng cùng Israel, Mỹ và một số nước châu Âu.

Ngoài ra việc chất lượng vũ khí Nga có sự đi xuống và giá thành đi lên trong thời gian gần đây cũng là nguyên nhân quan trọng.

Phong Vũ (Tổng hợp)

Phong Vũ (Tổng hợp)

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/mot-minh-an-do-chiem-hon-1-4-gia-tri-xuat-khau-vu-khi-nga/20191107123159688