Một người chinh phục Everest sẽ để lại 27 kg phân, ai là người dọn dẹp chúng?

The Washington Post vừa có một bài viết về cách xử lý phân và chất thải của những người leo núi để lại trong hành trình chinh phục đỉnh Everest.

Hàng năm, khoảng 1.200 người đã đến và nuôi ước mơ chinh phục đỉnh Everest, khi mùa leo núi bắt đầu vào tháng 5, họ đổ về đây, vượt qua những cung đường gian khổ, một số người lên được đến đỉnh núi, một số khác thì không. Thời tiết quá khắc nghiệt khiến hành trình này trở nên gian khổ và nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Những người leo núi đặt mục tiêu chinh phục nhiều hơn và không mảy may đến câu hỏi: Vậy ai sẽ là người dọn dẹp chất thải của họ để lại?

Trong khoảng thời gian 2 tháng để leo lên được đến đỉnh Everest, 1 người trung bình sẽ thải ra 27 kg phân. Mùa này, những người khuân vác làm việc trên đỉnh Everest đã chở 14 tấn rác thải từ cơ sở và các địa điểm khác, chôn ở hố đất trên Gorak Shep, một hồ nước đóng băng ở gần một ngôi làng cao 17.000 feet so với mực nước biển.

Grayson Schaffer, một biên tập viên cho tạp chí Outside đã viết: "Nếu không được xử lý đúng cách, chúng sẽ tạo thành một bom phân khổng lồ đổ về phía trạm dừng".

Garry Porter.

Garry Porter, một kỹ sư đã nghỉ hưu, người đã leo đến độ cao 20.000 feet vào năm 2003, trước khi gió quá mạnh buộc nhóm leo núi của ông phải quay trở lại. Ông đã dành quãng đời hưu trí của mình để suy nghĩ về Everest - và về làm thế nào để làm sạch nó.

“Everest là giấc mơ trọn đời cho hầu hết các nhà leo núi. Bạn được bao bọc trong khung cảnh và thiên nhiên,... Nhưng đi kèm với sự phấn khích đó là một mớ hỗn độn", Porter nói với The Post. “Everest không đáng bị như thế và đó là trách nhiệm của tôi bởi vì tôi là một người leo núi và tôi không thể bỏ đi nói rằng chất thải của tôi không có mùi”.

Giải pháp của ông cho "cơn ác mộng môi trường tiềm năng" này là: Sử dụng một máy bơm biogas để biến phân thành một cái gì đó hữu ích hơn. Chúng sẽ được dùng để sản xuất phân bón và khí mê tan, một biogas tái tạo có thể được sử dụng để nấu ăn và thắp sáng.

Whole Foods sử dụng một hệ thống tương tự để giảm chất thải thực phẩm. Trong thực tế, thiết kế Porter muốn xây dựng sẽ không khác nhiều so với các thiết bị được bán trên Internet: Một bể lớn có thể chứa nước, chất thải của con người và vi khuẩn kỵ khí sẽ sản xuất phân bón và khí mê tan.

Tuy nhiên, có một rào cản lớn. Vi khuẩn sẽ không hoạt động ở nhiệt độ rất thấp, thời tiết khắc nghiệt như trên núi Everest. Porter đã nghĩ ra được cách bằng việc sử dụng những vật liệu đơn giản ở địa phương.

Câu trả lời của ông là một sự kết hợp giữa hệ thống xử lý chất thải với một nhiệt kế khổng lồ - một hệ thống phân hủy chôn dưới lòng đất và được bao quanh bởi vật liệu cách nhiệt. Ở phía trên đầu, là một mái che giữ nhiệt độ ở mức 20 độ C. Các tấm pin mặt trời sẽ được dùng để chuyển nhiệt vào trong hệ thống.

Dự án Mount Everest Biogas Project của ông đã bắt đầu giai đoạn đưa vào thực hiện, rất nhiều nhà leo núi đã đồng tình ủng hộ dự án này vì họ không muốn phá hủy một kỳ quan thiên nhiên.

Kinh phí xây dựng hệ thống tốn khoảng nửa triệu đô la và họ sẽ tiến hành lắp đặt ngay khi quyên góp đủ. Nếu thành công, phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều ngọn núi khác.

Anna

Nguồn Thế Giới Trẻ: http://thegioitre.vn/vui-doc-la/mot-nguoi-chinh-phuc-everest-se-de-lai-27-kg-phan-ai-la-nguoi-don-dep-chung-55575.html