Mưa dông kết hợp triều cường, Nam Bộ có nguy bị ngập sâu

Áp thấp đang hoạt động mạnh gây mưa dông diện rộng kết hợp mực nước sông Cửu Long và sông Sài Gòn đang lên theo kỳ triều cường, có khả năng gây ngập ở các tỉnh Nam Bộ.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia ngày 20/10, một rãnh áp thấp có trục ở khoảng 7-9 độ Vĩ Bắc đang hoạt động mạnh cùng một vùng áp thấp ở vùng biển ngoài khơi Nam Bộ sẽ gây mưa dông, lốc xoáy kèm gió giật mạnh.

Nam Bộ có nguy bị ngập sâu do mưa dông kết hợp triều cường.

Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết đêm nay và chiều mai, mưa dông diện rộng tiếp tục xảy ra, trong đó có nơi mưa vừa, mưa to, thậm chí mưa rất to và dông. Lượng mưa phổ biến 40-80mm trong 24 giờ, có nơi trên 100mm, nhiệt độ thấp nhất từ 25 đến 26 độ. Nhiệt độ cao nhất từ 32 đến 33 độ.

Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan nhận định kể từ ngày 21/10, mưa bắt đầu giảm tại khu vực miền Đông Nam Bộ nhưng vẫn tiếp tục duy trì ở khu vực miền Tây Nam Bộ. Mưa giảm trong ngày 22 và 23/10 nhưng sau đó sẽ tăng cường trở lại.

Trong khi đó khu vực ven biển các tỉnh từ Đà Nẵng - Bình Định cũng có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và dông. Lượng mưa phổ biến 15-30mm trong 12 giờ, có nơi trên 30mm.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định vùng áp thấp trên ít có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên hoàn lưu vùng áp thấp với rãnh áp thấp phân tích trên gây mưa dông mạnh, có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8, sóng biển cao từ 1-2m vùng biển các tỉnh từ Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan.

Mực nước ở các sông đang lên do triều cường

Ngoài ra, mực nước sông Cửu Long và sông Sài Gòn đang lên theo kỳ triều cường. Mực nước cao nhất ngày 19/10/2018, trên sông Tiền tại trạm Tân Châu 2,59m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 2,50m; trên sông Sài Gòn tại trạm Phú An 1,15m.

Trong những ngày tới, mực nước đỉnh triều tại các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai sẽ tiếp tục lên nhanh trong 5 ngày tới, sau lên chậm. Đỉnh triều đợt này có khả năng xuất hiện vào ngày 26-27/10 ở mức 1,55 - 1,60m (Ở mức cao hơn BĐIII 0,05-0,10m), Tại trạm Phú An và Nhà Bè, thời gian xuất hiện đỉnh triều từ 5-7 giờ và từ 17-19 giờ.

Mức độ rủi ro thiên tai do triều cường khu vực TP Hồ Chí Minh ở cấp độ 3.

Mực nước trên sông Tiền tại Tân Châu có thể ở mức 2,75m, trên sông Hậu tại Châu Đốc ở mức 2,65m; tại các trạm chính hạ lưu sông Cửu Long lên mức báo động 2 - báo động 3 và trên báo động 3 từ 0,1-0,2m; trên sông Sài Gòn tại Phú An lên trên báo động 3 từ 0,05-0,15m.

Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ nhận định tình hình khí tượng 11 ngày cuối tháng 10

Trong tuần cuối tháng 10, lưỡi áp cao lạnh lục địa lệch đông tiếp tục suy yếu,

khoảng ngày 23-24 khả năng được bổ sung yếu. Đến khoảng ngày 26-27/10 áp cao lạnh lục địa lại có khả năng tăng cường mạnh trở lại.

Thời tiết đất liền Nam Bộ: Trong tuần, Nam Bộ chủ yếu chịu ảnh hưởng của hệ thống nói trên, kết hợp với các nhiễu động sóng đông trong thời kỳ đầu tuần. Vì vậy, khu vực Nam Bộ 1-2 ngày đầu tuần và 5-6 ngày cuối tuần có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; những ngày còn lại có mưa, mưa rào và dông rải rác, có nơi mưa vừa, mưa to, ban ngày có lúc giảm mây, nắng gián đoạn. Trong cơn dông đề phòng gió giật mạnh và lốc xoáy.

Thời tiết trên vùng biển phía nam: phổ biến có mưa rào và dông rải rác, đề

phòng gió giật mạnh và lốc xoáy trong cơn dông.

Vùng biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau: gió đông đến đông bắc cấp 3, có lúc cấp 4, biển bình thường trong khoảng 6-7 ngày đầu, sau là gió đông bắc mạnh dầnlên cấp 5, rồi cấp 6, giật trên cấp 6, biển động vào những ngày cuối tháng.

Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang- Phú Quốc: Gió nhẹ, biển bình thường

trong khoảng 7-8 ngày đầu, sau là gió đông đến đông bắc mạnh dần lên cấp 4, cấp 5, có lúc giật trên cấp 5, biển động nhẹ.

Quốc Tiệp (tổng hợp)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/mua-dong-ket-hop-trieu-cuong-nam-bo-co-nguy-bi-ngap-sau-a407991.html