Mua dược liệu trôi nổi: Mang cà gai leo 'bát nháo' về trị bệnh gan

Cà gai leo là dược liệu quý từ lâu đã được dùng để điều trị các bệnh lý về gan, đặc biệt là viêm gan virus và xơ gan. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả điều trị, dược liệu cần được đảm bảo sạch và chứa hàm lượng hoạt chất cao.

Thế nhưng, trị trường cung cấp cà gai leo nói riêng và dược liệu Việt nói chung hiện nay chưa được quản lý nghiêm ngặt, dược liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang, lo lắng.

Hệ lụy khôn lường từ dược liệu cà gai leo “bát nháo”

Thị trường dược liệu Việt luôn là mối quan tâm của nhiều người bởi những thông tin như dược liệu trồng không sạch, thiếu an toàn; bán ra nước ngoài, sau đó quay trở về trong nước với giá cao, hàm lượng hoạt chất đã bị “rút ruột”... Vì vậy, để tìm được nguồn dược liệu chuẩn tưởng chừng như mò kim đáy bể.

Để mục sở thị, chúng tôi vào vai người cần mua cà gai leo chữa bệnh gan bằng cách đi hỏi một số đầu mối chuyên cung cấp dược liệu trên mạng xã hội. Với đòi hỏi phải mua được sản phẩm có truy xuất nguồn gốc rõ ràng và giấy kiểm nghiệm hàm lượng hoạt chất nhưng người bán hàng không thể cung cấp được và cũng hoàn toàn không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ hàng bán ra...

Cà gai leo không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được bày bán tràn lan trên thị trường.

Trao đổi cùng Th.S Đào Quang Trung - chuyên gia độc lập về GACP (tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới), ông cho biết: thị trường dược liệu hiện nay dùng từ “bát nháo “ là thể hiện đúng bản chất.

Bát nháo bởi sự nhầm lẫn giữa các giống với nhau một cách rất tràn lan. Như họ cà, ngoài cà gai leo còn có cà tàu, cà độc dược, cà dại. Sau khi sơ chế, nhìn bề ngoài rất giống nhau, người dân nếu không có chuyên môn, khó có thể phát hiện ra. Nếu mua nhầm về dùng, có thể gây nên tình trạng ngộ độc.

Hiện nay, nhiều nơi tự trồng cà gai leo một cách tự phát, từ cây giống không thuần chủng, đã bị lai tạp, quá trình trồng trọt, thu hái cũng không theo quy chuẩn nào dẫn đến chất lượng dược liệu không đảm bảo, hàm lượng hoạt chất thấp.

Cà gai leo tự trồng thường cho hàm lượng hoạt chất thấp, chất lượng không đảm bảo.

Theo Th.S Đào Quang Trung: “Nhiều người dân tự trồng dược liệu tại nhà hoặc xen với những cây hoa màu khác rồi cho rằng đó là dược liệu sạch. Theo tôi, đó không phải là dược liệu bởi lẽ việc trồng như vậy, khiến cây cà gai leo có nguy cơ cao tồn dư đạm, phân bón, thuốc trừ sâu. Hơn nữa, việc trồng tự phát không thể đảm bảo được nguồn đất, nước và cây giống thuần chủng”.

Bát nháo còn thể hiện cà gai leo trong nước bị tuồn sang Trung Quốc với giá rẻ, sau đó nhập lại nước ta nhưng không được kiểm soát chất lượng từ giống, hàm lượng hoạt chất, nấm mốc.

Tất cả những điều đó khiến việc sử dụng cà gai leo không đảm bảo hiệu quả điều trị mà còn có thể gây hại cho người sử dụng, khiến cho bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Đâu là dấu hiệu nhận biết cà gai leo đạt chuẩn?

Trước thực trạng đó, dự án BioTrade do Liên minh châu Âu tài trợ đã hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các vùng trồng dược liệu sạch, bền vững. Nhờ hỗ trợ của dự án, Công ty TNHH Tuệ Linh đã xây dựng vùng trồng Cà gai leo lớn nhất Việt Nam đạt tiêu chuẩn dược liệu sạch của Tổ chức Y tế Thế giới GACP – WHO tại xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Tại đây, gần 15ha đất trồng cà gai leo được quy hoạch tách riêng biệt với ruộng của người dân. Trong khuôn viên chia làm hai khu: Ươm giống và trồng.

Đầu tiên, phải sử dụng giống thuần chủng được các chuyên gia định danh chính xác để tránh nhầm lẫn. Sau đó, đem trồng trong khu ươm giống với mô hình nhà màng để ngăn tình trạng thụ phấn chéo như ngoài môi trường tự nhiên. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt bổ sung nước và chất dinh dưỡng. Đất được làm tơi xốp, phủ nilong để ngăn cỏ mọc...

Vùng trồng Cà gai leo sạch đạt tiêu chuẩn GACP-WHO tại Mỹ Thành, Mỹ Đức, Hà Nội.

“Để vùng dược liệu Cà gai leo sạch chuẩn, bên cạnh việc kiểm soát vô vùng chặt chẽ tất cả các khâu của quy trình từ: đất trồng, nguồn giống, quy trình chăm sóc; sự khác biệt lớn nhất ở đây là việc không dùng phân hóa học nhưng vẫn phải đảm bảo năng suất. Chúng tôi áp dụng phương pháp trồng luân canh cây đậu tương và dùng chính cây đậu tương làm phân bón. Nhờ đó, những cây Cà gai leo ở đây đạt tiêu chuẩn GACP – WHO, cho hàm lượng dược chất rất cao” - Kỹ sư nông nghiệp Phạm Văn Chiến, phụ trách trồng dược liệu tại đây cho hay.

Với những cây cà gai leo thuần chủng, được chăm sóc theo tiêu chuẩn dược liệu sạch, sẽ cho hàm lượng hoạt chất glycoalkaloid cao gấp 7 lần so với quy chuẩn của dược điển.

Logo BioTrade được in trên bao bì sản phẩm giúp người dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm có nguồn gốc dược liệu sạch.

Được biết, BioTrade là một nguyên tắc dành cho nguyên liệu tự nhiên sử dụng cho làm thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm, đáp ứng những tiêu chí như bảo tồn, bền vững, công bằng, minh bạch. Với các yêu cầu của dự án đưa ra, các sản phẩm từ cà gai leo như Giải độc gan Tuệ linh, Cà gai leo Tuệ Linh sẽ có hàm lượng hoạt chất cao, góp phần đẩy lùi viêm gan virus, xơ gan, giải độc gan cho người bệnh.

Các sản phẩm thảo dược được sản xuất từ nguyên liệu cà gai leo sạch của Công ty được gắn tem mang biểu tượng BioTrade trên bao bì, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm an toàn, có hàm lượng dược tính cao.

PV

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/mua-duoc-lieu-troi-noi-mang-ca-gai-leo-bat-nhao-ve-tri-benh-gan-1093336.html