Mùa xuân Arab - 10 năm sau cuộc nổi dậy ở Ai Cập

Những người Ai Cập xuống đường vào ngày 25-1-2011 đều biết họ đang làm gì. Họ biết có nguy cơ bị bắt và tệ hơn nữa. Nhưng khi số lượng người xuống đường tăng lên ở Quảng trường Tahrir trung tâm của Cairo, họ đã thành công ban đầu. Lực lượng cảnh sát đã lùi bước, và trong vài ngày, cựu Tổng thống Hosni Mubarak đã đồng ý yêu cầu từ chức.

Những người Ai Cập xuống đường vào ngày 25-1-2011 đều biết họ đang làm gì. Họ biết có nguy cơ bị bắt và tệ hơn nữa. Nhưng khi số lượng người xuống đường tăng lên ở Quảng trường Tahrir trung tâm của Cairo, họ đã thành công ban đầu. Lực lượng cảnh sát đã lùi bước, và trong vài ngày, cựu Tổng thống Hosni Mubarak đã đồng ý yêu cầu từ chức.

Trong ảnh chụp ngày 25-1- 2012, mọi người vẫy cờ tại Quảng trường Tahrir để đánh dấu kỷ niệm năm đầu tiên của cuộc nổi dậy dẫn đến sự lật đổ nhanh chóng chính quyền Tổng thống Hosni Mubarak, ở Cairo, Ai Cập. Ảnh: AP

Trong ảnh chụp ngày 25-1- 2012, mọi người vẫy cờ tại Quảng trường Tahrir để đánh dấu kỷ niệm năm đầu tiên của cuộc nổi dậy dẫn đến sự lật đổ nhanh chóng chính quyền Tổng thống Hosni Mubarak, ở Cairo, Ai Cập. Ảnh: AP

Nhưng các sự kiện đã không diễn ra theo cách mà nhiều người biểu tình đã hình dung. Theo tờ AP, một thập kỷ sau, ước tính hàng nghìn người đã phải trốn chạy ra nước ngoài để thoát khỏi chính phủ của Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi. Sự mất mát đáng kể các học giả, nghệ sĩ, nhà báo và những trí thức khác, cùng với bầu không khí sợ hãi, đã cản trở bất kỳ phe đối lập chính trị nào.

Tiến sĩ Mohamed Aboelgheit nằm trong số những người bị án tù ở thành phố Assiut, miền nam nước này vào năm 2011 sau khi tham gia các cuộc kêu gọi nổi dậy chống lại chính quyền Tổng thống Mubarak. Ông đã trải qua một phần của cuộc nổi dậy trong một phòng giam chật chội. Được thả tự do giữa lúc hỗn loạn, ông tận hưởng bầu không khí tự do chính trị ở quốc gia đông dân nhất thế giới Arab - biểu tình và tham gia chiến dịch tranh cử cho một ứng cử viên tổng thống ôn hòa. Nhưng mọi việc đã không kéo dài.

Các nhà cầm quyền lâm thời lên lãnh đạo đất nước thay ông Mubarak. Năm 2012, Mohamed Morsi, một thành viên của nhóm Hồi giáo mạnh nhất Ai Cập - Tổ chức Anh em Hồi giáo - được bầu làm tổng thống dân sự đầu tiên trong lịch sử của đất nước. Nhưng nhiệm kỳ của ông gây chia rẽ. Giữa các cuộc biểu tình lớn, quân đội - do Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là El-Sissi lãnh đạo - đã loại bỏ ông Morsi vào năm 2013, giải tán quốc hội và cuối cùng cấm Tổ chức Anh em Hồi giáo hoạt động và bị xem là một "nhóm khủng bố". Một cuộc “nội chiến” nổ ra sau đó, và ông El-Sissi đã nắm quyền 2 nhiệm kỳ trong cuộc bầu cử bị giới phương Tây chỉ trích là không dân chủ.

Sau khi ông El-Sissi lên nắm quyền, tiến sĩ Aboelgheit rời đến London (Anh), nơi ông xuất bản các báo cáo điều tra về các khu vực khác của thế giới Arab. Tại ngôi nhà cũ của ông ở Ai Cập, các nhân viên an ninh quốc gia đã hỏi về ông. Khi vợ của Aboelgheit trở lại thăm họ hàng lần cuối, bà bị triệu tập để thẩm vấn về các hoạt động của ông. Thông điệp đã rõ ràng. Theo AP, không ai biết chính xác có bao nhiêu người Ai Cập như Aboelgheit đã rời đất nước như vậy. Dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy gia tăng làn sóng người di cư khỏi Ai Cập kể từ năm 2011.

Họ đến Berlin, Paris và London. Người Ai Cập cũng đã định cư ở Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Sudan và thậm chí cả các quốc gia Châu Á như Malaysia và Hàn Quốc. Tổng thống El-Sissi tuyên bố duy trì một Ai Cập không có tù nhân chính trị. Nhiều người đã bị bỏ tù vì tội khủng bố, vi phạm lệnh cấm biểu tình hoặc phổ biến tin tức sai sự thật... Trước làn sóng chỉ trích, ông El-Sissi khẳng định Ai Cập đang kiềm chế chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo để không rơi vào hỗn loạn như các nước láng giềng.

Có thể thấy, sau sự kiện “cách mạng hoa nhài” ở Tunisia từ cuối tháng 12-2010 cho đến “cách mạng hoa sen” ở Ai Cập, hàng loạt cuộc chính biến, “cách mạng đường phố” để lật đổ chính quyền ở nhiều nước Bắc Phi và Trung Đông đã bùng nổ. Sau đó như một hiệu ứng domino, nó lan rộng ra hầu hết các nước Arab và gần đây là "phiên bản 2.0" ở nhiều khu vực khác. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, cuối cùng, "Mùa xuân Arab" chẳng những không mang lại mùa xuân mà còn biến thành "mùa đông" của chiến tranh, đau thương, đói khổ, tình trạng khủng bố, cực đoan gia tăng...

Báo cáo của Viện Nghiên cứu an ninh Liên minh Châu Âu (IES) hồi năm 2017 nhận xét: Bức tranh toàn cảnh của khu vực Trung Đông và Bắc Phi rất ảm đạm. Còn theo báo cáo của các tổ chức quốc tế và Liên hợp quốc, tổng thiệt hại về kinh tế của các nước Arab lên tới hơn 600 tỷ USD, bên cạnh hơn 22 triệu người thất nghiệp, tổn thất về cơ sở hạ tầng lên tới 461 tỷ USD, còn có 15 triệu người phải di tản và 1,3 triệu người chết và bị thương.

KHẢ ANH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_237854_mua-xuan-arab-10-nam-sau-cuoc-noi-day-o-ai-cap.aspx