Muốn đuổi kịp Su-57, tiêm kích F-35 phải bật đốt hậu

Để có thể đạt vận tốc siêu âm, tiêm kích F-22/35 của Mỹ phải bật chế độ đốt sau, trong khi Su-57 của Nga hoàn toàn không cần.

Tính năng dặc biệt của Su-57 được phi công thử nghiệm ưu tú, anh hùng Nga Magomed Tolboev cho biết, Su-57 - một trong những phát triển tiên tiến nhất của ngành hàng không Nga và thế giới có khả năng đạt tới tốc độ siêu thanh mà không cần chuyển sang chế độ đốt hậu.

Phi công Magomed Tolboev nhấn mạnh: "Chưa bao giờ, chưa có bất kỳ chiếc máy bay nào đạt tới tốc độ bay hành trình siêu âm (1600 km/h) mà không cần chuyển sang hoạt động ở chế độ đốt hậu.

Nga thử nghiệm Su-57.

Nga thử nghiệm Su-57.

Chế độ đốt hậu đi kèm tình trạng hao tốn nhiên liệu khổng lồ, trong khi Su-57 có thể đạt tới tốc độ bay hành trình siêu âm "ở định mức". Chưa một quốc gia hay công ty nào trên thế giới đạt được điều đó dù là Pháp, Anh, Roll-Royce hay Pratt & Whitney - không một ai!".

Theo nhận định của chuyên gia Nga, muốn đạt được vận tốc siêu âm, hầu hết các chiến đấu cơ hiện nay của Mỹ - kể cả F-22 và F-35 đều phải dùng đến tính năng đốt sau của động cơ.

Khi sử dụng tính năng này, máy bay này sẽ phun một lượng lớn nhiên liệu và oxy vào buồng đốt sau, làm tăng nhiệt độ dòng khí xả ra khiến lực đẩy động cơ và tốc độ dòng khí xả từ họng xả tăng cao.

Tính năng được thiết kế nhằm mang lại lực đẩy bổ sung khi máy bay cất cánh, đạt tốc độ siêu âm và tăng tính cơ động đột ngột của máy bay khi chiến đấu.

Để thực hiện tính năng này, hình dạng họng xả có thể mở rộng ra để đáp ứng dòng khí cực lớn thổi ra ngoài khi tính năng đốt sau được kích hoạt. Do sử dụng tính năng này sẽ khiến máy bay tốn rất nhiều nhiên liệu, các phi công thường chỉ dùng nó một vài phút trong hành trình bay.

Dù đầy ưu điểm nhưng trên dòng tiêm kích tàng hình Su-57, người Nga đã thiết kế cho máy bay này có thể đạt tốc độ siêu âm mà không cần dùng đến tính năng đốt sau của động cơ. Và Moskva đã thành công với nhiều lần thử nghiệm của mình.

Theo đó, trong thử nghiệm hồi đầu năm 2016, một nguyên mẫu chiến đấu cơ thế hệ 5 Su-57 đã leo cao với tốc độ bay 384 m/s mà không cần dùng đến tính năng đốt sau. Tiêm kích đã vượt qua chương trình thử nghiệm nhà nước, bao gồm cả vũ khí.

Theo Tư lệnh Không quân Nga Viktor Bondarev, dù hiện nay mẫu thử nghiệm và mô hình sản xuất hàng loạt đầu tiên của Su-57 có lắp đặt các động cơ sức đẩy 15.000 kg ở buồng đốt sau, hệ thống điều khiển kỹ thuật số và điều khiển vector lực đẩy nhưng dòng máy bay sẽ còn mạnh hơn nữa nhờ động cơ mới với 18.000 kg lực đẩy.

Hệ thống động cơ có lực đẩy mạnh mẽ và vòi phun đa hướng khiến chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Nga có tính chất năng động và linh hoạt độc đáo, cho thấy khả năng vượt trội của nó so với các chiến đấu cơ đồng hạng của Mỹ và Trung Quốc trong tương lai.

Là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, Su-57 thực sự là cỗ máy chiến đấu thông minh. "Bộ não điện tử" của máy bay là hệ thống tiếp nhận và quản lý thông tin, có khả năng trao đổi dữ liệu với những máy bay khác, với trạm chỉ huy, hệ thống tình báo của lực lượng mặt đất, không quân-vũ trụ và Hải quân.

Clip Su-57 phô diễn khả năng cơ động tuyệt với

Tuấn Vũ

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/muon-duoi-kip-su-57-tiem-kich-f-35-phai-bat-dot-hau-3359241/