Mứt gừng Kim Long xứ Huế vào vụ Tết

Những ngày cận kề Tết Nguyên đán 2019, người dân làng Kim Long (TP Huế) đang tất bật thu mua nguyên liệu, lên lò đỏ lửa để chuẩn bị sản xuất mứt gừng phục vụ cho người dân.

Để tạo nên thương hiệu nổi tiếng “mứt gừng Kim Long” các xưởng sản xuất phải chọn được gừng Huế, nằm phía thượng nguồn nơi giao nhau hai nhánh tả hữu sông Hương. Củ gừng làm mứt không được già quá vì mứt sẽ bị xơ, cũng không được non để có hương vị cay nồng.

Để tạo nên thương hiệu nổi tiếng “mứt gừng Kim Long” các xưởng sản xuất phải chọn được gừng Huế, nằm phía thượng nguồn nơi giao nhau hai nhánh tả hữu sông Hương. Củ gừng làm mứt không được già quá vì mứt sẽ bị xơ, cũng không được non để có hương vị cay nồng.

“Để cho ra một mẻ gừng ngon cần phải chọn được gừng Tuần, công đoạn rim lửa sao mứt vừa chín không ướt hoặc quá khô, canh lửa và trở thật đều tay, nó yêu cầu về sự kiên trì của người làm đấy em ạ” Anh Trương Văn Tín một hộ dân đang làm mứt gừng tại phường Kim Long cho biết.

Mứt gừng sau khi được làm sạch, đã luộc sơ qua

Theo tỉ lệ 1,3 tạ gừng tươi sẽ cho ra 1 tạ gừng thành phẩm, qua nhiều công đoạn khác nhau tỉ mĩ để đạt mứt gừng loại một. Mỗi kg mứt gừng được bán với giá từ 55.000 đồng đến 70.000 đồng.

Thị trường tiêu thụ không chỉ ở các chợ truyền thống tại Huế, mà được ưu chuông tại thị trường ở các tỉnh thành lân cận như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú yên, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh…

Công đoạn khó nhất là rim mứt gừng sao cho vừa phải nhẹ nhàng để đường thấm đều và gừng không bị khô hoặc cháy

Những năm trước vào thời điểm tháng 1 (dương lịch) các chủ sản xuất đã cho ra hàng tấn mứt gừng tuồn đi khắp nơi. Nhưng theo ông Trần Hữu Nam (66 tuổi) cho biết, do thời tiết năm nay bất lợi nên mứt gừng hiện tại chỉ sản xuất hơn 1 tạ, các thương lái đến đặt hàng để chuyển đi tiêu thụ khắp nơi đáp ứng nhu cầu Tết cận kề.

Mứt gừng Kim Long có tiếng mấy chục năm nay, mứt được làm theo phương thức thủ công, không phẩm màu, không chất bảo quản, nguyên liệu gừng tự nhiên. Làng mứt chỉ đỏ lửa khoảng độ cuối năm, nên chất lượng mứt luôn được đảm bảo phục vụ trong dịp tết Nguyên đán 2019.

Mứt gừng ngào xong sẽ được đổ ra khay có lót giấy để nguội. Cùng lúc đó, người thợ dùng thanh tre mỏng để tách các lát gừng, không để dính vào nhau.

Điều khiến ông Nam lo lắng nhất vẫn là việc giữ lửa nghề truyền thống trải qua 4 đời. Vì cuộc sống ngày càng hiện đại cộng với thu nhập bấp bênh nên không mấy bạn trẻ mặn mà với nghề.

Cở sở của bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (cơ sở mứt gừng Ánh Nguyệt) mỗi ngày làm hơn 300kg mứt thành phẩm, phục vụ không chỉ tại địa bàn Huế mà ở các tỉnh thành phố khác cũng có. Mứt gừng như món quà xứ Huế không thể thiếu trong dịp tết, tạo công ăn việc làm cho hơn 20 nhân công, lưu giữ được nghề truyền thống hơn 100 năm của ông cha, hiện nay bà cũng đã đăng kí thương hiệu mức gừng Kim Long.

Đóng gói thành phẩm

Một trong những đặc sản đất Cố đô là mứt gừng Huế với hương vị không ở đâu có được, nếm một lát mứt gừng Huế chúng ta có thể cảm nhận được vị cay ấm từ đầu lưỡi đọng lại của gừng, vị ngọt thanh hòa quyện của gừng và đường. Hương vị làm nên thương hiệu của làng mứt gừng Kim Long hàng chục năm nay.

Văn Nhật

Nguồn CL&XH: http://conglyxahoi.net.vn/van-hoa/mut-gung-kim-long-xu-hue-vao-vu-tet-18880.html