Mỹ bảo vệ Eo biển Hormuz như thế nào?

Bài viết của Shawn Snow, phóng viên của Tờ Marine Corps Times và cựu binh Hải quân Mỹ.

Hải quân Mỹ hiện diện ở Hormuz

Hải quân Mỹ hiện diện ở Hormuz

Bài viết mô tả các phương tiện, vũ khí được Mỹ sử dụng ở khu vực xung quang Eo biển Hormuz trong đó nổi bật là tên lửa tầm ngắn Griffin đặt trên tàu tuần dương ven biển USS Hurricane. Hệ thống tên lửa MK-60 Griffin được thử nghiệm nhằm chứng minh khả năng tự vệ của các tàu chống lại đe dọa từ các tàu thuyền nhỏ và đảm bảo an ninh hàng hải tại điểm trọng yếu này.

Mối đe dọa, theo phía Mỹ, xuất phát từ các tàu thuyền nhỏ của Iran, thủy lôi và các lực lượng do Iran tài trợ, được trang bị tàu và tên lửa, gây ra các mối đe dọa cho tuyến đường vận chuyển hàng hải ở Vịnh Ba Tư, nơi cung cấp gần một phần năm dầu thô của thế giới.

Để tăng cường bảo vệ tàu chiến của Mỹ hoạt động trên vùng biển đang căng thẳng ở khu vực Trung Đông, hàng năm vào tháng Mười hai Hải quân Mỹ tổ chức diễn tập, sử dụng tên lửa Griffin bắn từ tàu U.S. Cyclone-class ship Hurricane.

Hoạt động này của Mỹ ở Vịnh Ba tư cho thấy Hải quân Mỹ, tàu tuần dương ven biển có thể kiểm soát được tình hình, đối phó với các hiểm họa từ các tàu nhỏ ở khu vực. Tên lửa Griffin có thể sử dụng được cả trên đất liền và trên không.

Tên lửa Griffin có thể sử dụng cả hệ thống KC-130 Harvest Hawk giúp cho tàu vận chuyển Marine có thể trở thành tàu chiến, có thể hỗ trợ được trên không.

Các biện pháp an ninh khác được Mỹ sử dụng trên tàu chiến khi đi qua điểm trọng yếu Hormuz còn bao gồm các phương tiện trang bị vũ khí hạng nhẹ, súng tự động 25mm.

Hải quân Mỹ trang bị hệ thống tên lửa chống tăng Javelin mang theo thiết bị quan trắc để theo dõi và phát hiện và đối phó với các phương tiện, tàu thuyền có thể đe dọa an toàn hàng hải xung quang Eo biển Hormuz và các điểm trọng yếu khác.

Trong năm 2019, các Tàu Viễn chinh Biển số 22 và 11 trang bị hệ thống camera Polaris MRZR sử dụng công nghệ gây nhiễu đã tuần tra ở tuyến đường hàng hải thuộc vùng kiểm soát của Bộ Tư lệnh hải quân Mỹ.

Hệ thống này được biết đến với cái tên Hệ thống Phòng thủ hạng nhẹ trên không của Hải Quân (LMADIS), đã đánh chìm một máy bay không người lái của Iran – theo tuyên bố của quốc phòng Mỹ. LMADIS đặt trên tàu tấn công Boxer khi tàu này chuẩn bị đi qua Eo biển Hormuz.

Dư luận cho rằng Iran đứng đằng sau một số vụ tấn công vào các tàu buôn di chuyển trên vùng nước đang căng thẳng ở Trung Đông mùa hè vừa qua.

Mỹ cũng lên án Iran tấn công hai mỏ dầu của A rập Saudi vào tháng chín năm 2019, khiến sản lượng dầu của quốc gia này bị giảm đi gần một nửa. Các tàu chiến trang bị tên lửa và máy bay không người lái được cho là của Iran đã tham gia các vụ tấn công.

Đáp lại các hành động của Iran, trong sáu tháng qua Lầu năm góc đã triển khai thêm 14.000 quân ở Trung Đông, bao gồm các máy bay chiến đấu, hệ thống tên lửa Patriot. Nhân lực trên các tàu chiến Mỹ ở khu vực cũng được bổ sung.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn tuyên bố sẵn sàng đưa thêm quân tới Trung Đông để đối phó với Iran.

Để bảo vệ và tăng cường giám sát Eo biển Hormuz và Bab el-Mandeb, Mỹ phối hợp với tổ chức an ninh hàng hải quốc tế bao gồm bảy nước, gọi là Operation Sentinel.

Đại diện của Operation Sentinel có những hoạt động trong khuôn khổ phạm vi an ninh hàng hải với tên gọi Sentinel, Sentry, giám sát và thông tin; giám sát và nhận diện (ISR).

Trong hoạt động Sentinel, tàu hải quân lớn, phối hợp với các tàu quân sự và dân sự sẽ giám sát các điểm trọng yếu, đồng thời quan sát chung qua hệ thống viễn thám.

Trong hoạt động Sentry, tàu nhỏ hơn sẽ tuần tra và hiện diện thường trực giữa các tàu Sentinel.

Hệ thống giám sát trên không cũng thường xuyên theo dõi các con đường hàng hải quan trọng.

Tuy nhiên nhiệm vụ của Sentinel, Sentry không bao gồm thăm viếng, lên boong, tìm kiếm hoặc bắt giữ tàu bè.

Qui định an ninh hàng hải cho phép các nước có tàu hộ tống tàu buôn treo cờ nước chủ sở hữu và hợp tác với các quốc gia khác để phối hợp hoạt động trên biển và tăng cường hoạt động theo dõi giám sát.

Ngọc Linh

Military Times

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/my-bao-ve-eo-bien-hormuz-nhu-the-nao-559966.html