Mỹ bất đồng quan điểm với đồng minh về Iran

Hoa Kỳ cố gắng gia hạn các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Iran...

Mỹ đang phải hứng chịu hết thất bại này đến thất bại khác trong các cuộc chiến ngoại giao của họ xung quanh Iran. Tuy nhiên, trên mặt trận ngoại giao, thời gian gần đây Mỹ không những chỉ “vội vàng” trong lĩnh vực ổn định chiến lược, chẳng hạn như với START-3 hay với Triều Tiên mà còn cả trong quan hệ với EU và NATO.

Với Iran cũng vậy. Vài tuần trước, chính sách ngoại giao của Mỹ đã phải hứng chịu một thất bại khá nghiêm trọng. Mỹ đưa ra một dự thảo nghị quyết chống Iran cho cuộc bỏ phiếu trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - và Mỹ đã bị thất bại.

Thayvì cô lậpNga, Mỹ lạibị cô lập

Như chúng ta đã biết, Iran là đối tượng của lệnh cấm vận vũ khí được thiết lập theo Nghị quyết 2231 năm 2015 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, lệnh cấm vận đã được tất cả 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phê chuẩn, cùng với "Kế hoạch Hành động Toàn diện chung của EU về Chương trình hạt nhân của Iran ”(JCPOA).

Kế hoạch này có hiệu lực đến mùa thu năm 2020. Văn kiện cấm cung cấp máy bay quân sự và trực thăng, xe tăng, tàu chiến, tàu ngầm và tên lửa chiến đấu có bán kính hoạt động lên đến 300 km cho Iran.

Khi thấy rằng các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sắp hết hạn, Mỹ đã cố gắng thông qua Hội đồng Bảo an một nghị quyết với một chế độ trừng phạt thậm chí còn cứng rắn hơn, tới mức cấm hoàn toàn việc cung cấp bất kỳ sản phẩm quân sự hoặc lưỡng dụng nào cho Iran.

Nhưng ngay cả trong một cuộc thảo luận ở hậu trường, Mỹ đã nhận được tuyên bố rằng một nghị quyết như vậy sẽ bị phủ quyết bởi tuyệt đại đa số ý kiến: không chỉ có Nga và Trung Quốc sẽ bỏ phiếu "chống" mà ngay cả các đồng minh của Mỹ là Anh và Pháp cũng vậy.

Khi đó, Mỹ đã sửa lại tài liệu của họ và chỉ đề nghị gia hạn chế độ trừng phạt hiện tại với lý do là Iran không tuân thủ JCPOA. Và Mỹ gần như đã hoàn toàn bị cô lập về mặt ngoại giao. Chỉ có đại diện của Hoa Kỳ, Kelly Kraft, và đại diện của Cộng hòa Dominica, bỏ phiếu "Thuận".

Như dự kiến, nghị quyết đã bị Liên bang Nga và CHND Trung Hoa phủ quyết, hai quốc gia này là những thành viên trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có quan điểm gần như luôn thống nhất thống nhất trong các vấn đề về Trung Đông.

Và tất cả các nước khác, bao gồm cả Anh và Pháp, đều bỏ phiếu trắng. Hơn nữa, trong số các thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (không có quyền "phủ quyết") không chỉ có các quốc gia có thái độ thân thiện với Iran như Indonesia hay Nam Phi, mà còn có cả Đức, Bỉ.

Tất nhiên, đây là một điểm trừ cho quan điểm của Mỹ đối với Iran.

Mọithứkhônghề đơngiản.

Vậy Iran sắp tới đã có thể hướng sang Nga và Trung Quốc để mua những vũ khí mà họ cần?

Thực tế sẽ phức tạp hơn nhiều, bởi khi JCPOA được thông qua, còn có một chế độ trừng phạt khác cũng có hiệu lực, và trong một thời gian không xác định, "cho đến khi Iran hoàn thành các điều kiện" của các nghị quyết khác của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc số 1696 và 1737 năm 2006, 1747 năm 2007, 1803 và 1835 năm 2008 và 1929 năm 2010.

Những nghị quyết này đã được thông qua phần nhiều vì những tội lỗi (có thật và cả trong tưởng tượng) của Iran trong lĩnh vực chương trình hạt nhân. Nếu Iran thực sự muốn có được vũ khí hạt nhân, họ đã có được nó từ lâu, trong suốt những năm qua, và không ai có thể ngăn cản.

Nhìn chung, việc thông qua JCPOA và Nghị quyết số 2231 đã chấm dứt các biện pháp trừng phạt cũ này. Nhưng khi đó, Mỹ đã thúc đẩy thông qua một điều khoản nêu rõ rằng bất kỳ thành viên nào trong JCPOA đều có thể tuyên bố về việc ai đó không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của Kế hoạch này.

Và trong vòng một tháng, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có nghĩa vụ bỏ phiếu cho một nghị quyết về vấn đề đó và chấm dứt các điều khoản được đề xuất bởi người nêu ra.

Như vậy, Mỹ sẽ dùng quyền phủ quyết việc bãi bỏ bất kỳ dự thảo nào có lợi cho Iran.

Và Mỹ bây giờ có thể sẽ đi theo con đường này, trong khi bản thân họ thừa nhận không có trong tay bằng chứng vi phạm của Iran, nhưng họ vẫn tuyên bố chắc chắn rằng Iran đang vi phạm, và chỉ chăm chăm vào việc trừng phạt!

Iran đang cần gì?

Iran chắc không cần tên lửa - họ có đủ tên lửa, mặc dù họ sẽ quan tâm đến một số công nghệ, nhưng ngay cả khi không có lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc thì không phải dễ gì nhận được cung cấp về công nghệ.

Iran không có hệ thống Iskander-E và có thể có sự quan tâm ở đây. Iran cũng quan tâm đến xe tăng của Nga.

Đúng là, Iran đã phát triển xe tăng "Carrar" và gói nâng cấp lên ngang tầm với T-72S hiện có. Nhưng sự khác biệt giữa "Carrar" và T-90MS của Nga cũng giống như so sánh giữa hàng hiệu với hàng nhái ngoài chợ.

Nhưng trên hết họ cần máy bay và động cơ máy bay, tên lửa không đối không và trực thăng, đặc biệt là những máy bay chiến đấu. Iran có thể tự mình làm được nhiều thứ (hoặc nhờ sự trợ giúp từ bên ngoài) như: tên lửa đạn đạo, tàu ngầm nhỏ và cano, tàu hộ tống, UAV, v.v. Còn động cơ máy bay hiện đại thì quá khó đối với họ, và bản thân máy bay, và cả máy bay trực thăng cũng vậy.

Tất cả các thiết kế của Iran trong lĩnh vực này chỉ đều là sự thay đổi các mẫu lỗi thời hiện có. Do đó, việc họ quan tâm đến các loại Su-30SME, Su-35, MiG-35 hay trực thăng Mi-28NE là điều dễ hiểu. Hoặc JF-17 và J-10 của Trung Quốc.

Và sự quan tâm của Mỹ, Israel và Saudi Arabia, những nước không muốn Tehran có những máy bay hiện đại và mạnh mẽ, cũng là điều dễ hiểu. Ở EU, rõ ràng cũng có một số hy vọng bán cho Iran một thứ gì đó, chẳng hạn như tàu ngầm của Pháp hoặc Đức.

Điều gì sẽ xảy ra, sắp tới sẽ rõ, nhưng hiện tại phái đoàn Iran, đứng đầu là Bộ trưởng Quốc phòng nước này, đang hoạt động rất tích cực tại diễn đàn Army-2020. Rõ rang là họ đang tìm kiếm những gì cần để mua.

Chắc chắn là sẽ có kết quả đối với các hệ thống tên lửa phòng không, kỹ thuật vô tuyến phòng không, v.v. và Iran đang tích cực mua sản phẩm này của Nga. Có thể một số thông tin chi tiết về các giao dịch trong lĩnh vực này sẽ sớm được công bố.

Nguyễn Quang (Theo “Bình luận quân sự” Nga)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/my-bat-dong-quan-diem-voi-dong-minh-ve-iran-3418704/