Mỹ cần bao lâu để hoàn thành khôi phục oanh tạc cơ B-1 từ 'nghĩa địa'

Để khôi phục một oanh tạc cơ B-52 cần tới 2 năm, vậy công việc với B-1 sẽ yêu cầu bao lâu?

Quy mô phi đội hàng không chiến lược của Không quân Mỹ (USAF) hiện bao gồm 76 máy bay ném bom chiến lược B-52H và 45 chiếc B-1B Lancer, số lượng trên đã được Quốc hội Mỹ quy định.

Trong khi đó, nhiều máy bay khác đã bị loại biên đang được bảo quản với tư cách không chỉ là "nhà tài trợ phụ tùng", mà còn để sẵn sàng "tái ngũ" trong trường hợp một trong các máy bay ném bom bị mất do tai nạn, hoặc các sự kiện khác.

Trên thực tế đã có một ví dụ khi Không quân Mỹ phải phá niêm và đưa vào sử dụng một trong những chiếc B-52 đang cất giữ, sau khi mất một oanh tạc cơ tương tự.

Quá trình "gọi tái ngũ" chiếc B-52 trên thực tế phải mất 2 năm và 10.000 giờ công. Bây giờ USAF sẽ tiến hành một loạt hành động tương tự nhằm khôi phục một chiếc B-1.

Cổng thông tin The Drive viết rằng hiện tại Không quân Mỹ đã bắt đầu quá trình đưa máy bay ném bom B-1B Lancer trở lại phục vụ, chiếc phi cơ có số hiệu 85-0081 và tên riêng "Lancelot".

Đây là chiếc thứ 41 đang được lưu trữ tại Căn cứ Không quân Davis-Monthan, nó mới được đưa tới vào năm 2021, như một phần của "sáng kiến" loại bỏ 17 máy bay loại này cùng lúc.

Chiếc máy bay ném bom đặc biệt này sẽ được khôi phục để thay thế một chiếc B-1B Lancer khác đã bị mất vào năm 2022 sau vụ cháy động cơ.

Điều thú vị là trong câu chuyện này là Bộ Tư lệnh Không lực Hoa Kỳ ban đầu cân nhắc phương án đơn giản là sửa chữa chiếc máy bay ném bom bị hỏa hoạn. Nhưng sau đó hóa ra sẽ rẻ hơn nếu đưa chiếc "Lancelot" trở lại hoạt động và loại bỏ chiếc phi cơ gặp nạn.

Máy bay ném bom B-1B Lancer số hiệu 85-0081 đang được phục hồi.

Hơn nữa khi được đưa vào cất giữ, chiếc máy bay ném bom có số đuôi 85-0081 này cùng với 3 chiếc khác được xếp vào "Loại 2000" - có khả năng được phục hồi và đưa trở lại hoạt động nếu cần thiết.

Ngoài ra 9 máy bay ném bom còn lại được xếp vào "Loại 4000", tức là được sử dụng làm nguồn cung phụ tùng, 4 chiếc khác - để thử nghiệm mặt đất hoặc làm vật trưng bày trong bảo tàng.

Tuy nhiên nếu chúng ta cần lưu ý rằng trên thực tế, quá trình đưa chiếc Lancelot trở lại hoạt động đã bắt đầu từ tháng 2 năm 2024 và hiện nó đang được khôi phục tại Căn cứ Không quân Tinker ở Oklahoma. Điều này có nghĩa là quá trình khử rỉ sét đã mất 2 tháng.

Hơn nữa, chiếc máy bay này còn phải trải qua quá trình nâng cấp trang bị, đặc biệt là lắp đặt phương tiện liên lạc mới và một phần "buồng lái kính".

Hiện chưa có câu trả lời rõ ràng về việc Không quân Mỹ sẽ mất bao lâu để khôi phục chiếc máy bay ném bom B-1B Lancer số hiệu 85-0081 này. Nhưng có dấu hiệu chung cho thấy USAF hy vọng sẽ sử dụng chiếc oanh tạc cơ này cho đến năm 2037.

Máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B Lancer của Không quân Mỹ.

Theo The Drive

Sao Đỏ

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/my-can-bao-lau-de-hoan-thanh-khoi-phuc-oanh-tac-co-b-1-tu-nghia-dia-post679372.html