Mỹ chạy đua phát triển 'bộ xương ngoài' giúp binh lính thành siêu chiến binh ngoài hành tinh

Ông Samuel Bendett thuộc Trung tâm Phân tích hải quân Mỹ cảnh báo Nga cùng Trung Quốc cũng đang đầu tư cho công nghệ này. Đặc biệt Moscow có vài phiên bản 'bộ xương ngoài', một trong số này từng được thử nghiệm tại Syria.

“Bộ xương ngoài” hoạt động bằng pin, tích hợp cảm biến, trí thông minh nhân tạo cùng nhiều công nghệ khác để hỗ trợ các chuyển động tự nhiên. DK ngày 8-12 cho hay.

Quân đội Mỹ đầu tư hàng triệu USD vào thử nghiệm thiết bị “bộ xương ngoài” (exoskeleton) nhằm giúp binh sĩ trở nên mạnh mẽ và dẻo dai hơn.

Rất cơ động.

Công nghệ được phát triển bởi hãng vũ khí Lockheed Martin với giấy phép từ B-TEMIA, đơn vị chế tạo “bộ xương ngoài” đầu tiên với mục đích giúp những người gặp khó khăn trong vận động vì mắc bệnh xương khớp.

Hiện tại binh sĩ Mỹ trên chiến trường phải mang một loạt thiết bị nặng nhưng không kém phần quan trọng như giáp chống đạn, radio, kính nhìn đêm. Trọng lượng của chúng cộng lại lên đến 40- 64 kg, trong khi mức giới hạn chỉ là 23kg.

Giúp những người gặp khó khăn trong vận động vì mắc bệnh xương khớp.

Theo chuyên gia Paul Scharre đến từ Trung tâm An ninh Mỹ mới, một trong những người tham gia nghiên cứu trang thiết bị quân sự tiên tiến: “Thách thức cơ bản mà chúng ta phải đối mặt là bộ binh mang quá nặng”.

Lockheed Martin vừa thông báo nhận được số tiền 6,9 triệu USD từ Trung tâm Kỹ thuật quân đội Natick (NSRDEC) cho hoạt động nghiên cứu - phát triển “bộ xương ngoài” với tên gọi ONYX theo một thỏa thuận hai năm.

Giá mỗi bộ vài chục ngàn USD.

Paul Scharre, cho hay công nghệ mới sẽ giúp lính bộ binh mang vác cả đống trang thiết bị nặng nói trên mà không cảm thấy mệt mỏi hay bị cản trở khi tham chiến.

Giám đốc kỹ thuật Keith Maxwell của Lockheed Martin cho biết người thử nghiệm sử dụng “bộ xương ngoài” có sức bền tốt hơn. Ông khẳng định binh sĩ sẽ không bị kiệt sức trong chiến đấu khi mặc thiết bị gọn nhẹ này. Chi phí chế tạo một bộ ONYX vào khoảng vài chục nghìn USD.

Giúp binh sĩ mang vác được nhiều.

Quân đội Mỹ đã thử nghiệm khá nhiều bộ khung xương ngoài, bao gồm cả khí tài "chân robot" HULC, được phát triển bởi Đại học California. Dựa trên các kết quả kiểm tra và thử nghiệm, các chuyên gia đã thông báo, khi đi qua khu vực địa hình phức tạp, bộ khung xương máy ngoài ngừng hỗ trợ di chuyển và tệ hơn là một mức độ nào đó cản trở sự di chuyển của người dùng.

Trong quá trình hành quân, một việc thường xuyên đối với lính bộ binh, ví dụ, dọc theo địa hình gò đồi, khe núi, các binh sĩ thường xuyên phải cơ động di chuyển với đôi chân của họ, mà khung xương (exoskeletons) không thể hỗ trợ. Cuối cùng, khi được trang bị những khung xương hỗ trợ, những binh sĩ thử nghiệm phải tiến hành một "cuộc đấu tranh" với bộ khí tài khung xương ngoài. Kết quả là sự mệt mỏi thậm chí còn lớn hơn nếu những người lính di chuyển mà không cần sự giúp đỡ của các bộ khí tài tăng cường.

Bộ khí tài hành quân Onyx exoskeletonsb của Lockheed Martin Mỹ.

Bộ khí tài khung xương ngoài mới Onyx, là sản phẩm của quá trình thiết kế, nghiên cứu và phát triển của công ty Lockheed Martin, có một số servos thu nhỏ tạo thuận lợi cho sự di chuyển của binh sĩ. Trong trường hợp này, theo nhà phát triển, khí tài Onyx có thể thích nghi với các chuyển động của binh sĩ mang khí tài và hỗ trợ cơ động một cách hiệu quả.

Hưng Minh

Nguồn CAND: http://cand.com.vn/vu-khi-chien-tranh/can-canh-my-chay-dua-phat-trien-bo-xuong-ngoai-giup-binh-linh-thanh-sieu-chien-binh-ngoai-hanh-tinh-523835/