Mỹ công nhận động cơ của TU-160M là đỉnh nhất

Chỉ có hai công ty được xếp hạng thành tích của năm trong mảng quân sự là Kuznetsov và General Electric

Trong ảnh: Máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-160M đã được hiện đại hóa (Ảnh: Marina Lystseva / TASS)

Trong ảnh: Máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-160M đã được hiện đại hóa (Ảnh: Marina Lystseva / TASS)

Động cơ dùng cho máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-160M của Nga được tạp chí chuyên ngành Aviation Week & Space Technology Mỹ vinh danh là sự kiện của năm trong bảng xếp hạng các động cơ máy bay.

Nguyên mẫu đầu tiên của máy bay mang tên lửa được hiện đại hóa đã thực hiện chuyến bay đầu tiên với động cơ mới nhất NK-32-02 vào ngày 3/11/2020. Nó cũng là phiên bản hiện đại hóa của động cơ Kuznetsovsky NK-32, được phát triển vào thế kỷ trước và được lắp đặt trên "Thiên nga trắng"- tên gọi không chính thức của Tu-160.

Tạp chí Aviation Week & Space Technology cho rằng các nhà thiết kế động cơ của Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Samara mang tên N. Đ. Kuznetsov đã đạt được một bước tiến lớn liên quan đến việc sửa đổi cơ bản.

Máy nén và cánh tuabin đã được thiết kế lại và cải thiện khả năng làm mát, dẫn đến hiệu quả sử dụng nhiên liệu tăng lên rõ rệt. Nhờ đó, một chiếc máy bay có cùng mức dự trữ nhiên liệu có thể bay thêm ít nhất là 1.000 km.

Động cơ phản lực NK-32 cho máy bay siêu thanh tầm xa Tu-160 bắt đầu được phát triển tại Nhà máy động cơ Kuibyshev vào năm 1977 dưới sự lãnh đạo của Nikolai Dmitrievich Kuznetsov. Sau đó, nó cũng được sử dụng trên máy bay chở khách siêu thanh Tu-144.

Năm 1983, Liên Xô bắt đầu sản xuất hàng loạt động cơ chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới về lực đẩy này cho máy bay chiến đấu. Với việc đổi mới sản xuất, NK-32-02 đã giành lại vị trí đầu tiên.

Cho đến năm 1993, khi ngừng sản xuất, xí nghiệp Kuibyshev, lúc đó được gọi là Xí nghiệp Sản xuất và Khoa học "Trud" Samara, đã sản xuất 250 động cơ, trang bị cho 35 máy bay Tu-160 và 16 Tu-144 loại bốn động cơ.

Những động cơ còn lại được dùng để sửa chữa máy bay. Nguồn cung này vẫn đủ dùng cho đến tận ngày nay. Đó là điều hoàn toàn tự nhiên, vì chỉ còn sót lại có 16 chiếc Tu-160 và không còn một chiếc Tu-144 nào "sống sót".

Việc đổi mới sản xuất NK-32 cần phải tiến hành liên quan đến các dự án hiện đại hóa máy bay mang tên lửa lên cấp độ Tu-160M, cũng như việc phát triển và chế tạo máy bay mới với chất lượng chiến đấu được nâng cao đáng kể như Tu-160M2.

NK-32−02 vẫn giữ nguyên các đặc tính công suất của loại động cơ trước đó. Nó tạo ra một lực đẩy 18 tấn lực, ở giai đoạn đốt sau nó đạt 25 tấn lực.

Không có động cơ nào được sử dụng trong hàng không quân sự có các chỉ số như vậy. Điều này đã được công nhận vào tháng 11 bởi ấn phẩm The Drive của Mỹ, chuyên xếp hạng các động cơ máy bay tấn công.

Động cơ tuốc bin phản lực ba trục hai côngtua NK-32-02 là một cấu trúc kỹ thuật phức tạp với kích thước ấn tượng. Chiều dài của nó đạt 745 cm, đường kính - 197 cm, trọng lượng – 3.650 kg.

Kế hoạch tái thiết sản xuất, được công bố vào năm 2016, về cơ bản nghĩa là xây dựng lại động cơ từ đầu.

Khi chế tạo NK-32-02, các thành tựu kỹ thuật mới nhất đã được sử dụng. Nhờ đó, có thể tăng đáng kể các đặc tính vận hành - độ tin cậy và tính kinh tế của hoạt động.

Hệ thống quản lý động cơ điện tử và hệ thống đánh lửa plasma đã được áp dụng đầy đủ. Mức tiêu hao nhiên liệu giảm khoảng 10%. Theo đó, phạm vi bay trong một lần đổ xăng đã tăng lên khoảng 1.200 km.

Động cơ được sản xuất hàng loạt vào mùa hè năm ngoái. Đồng thời, theo hợp đồng đầu tiên, 4 động cơ đã được chuyển giao cho nhà máy sản xuất máy bay Kazan. Đây là những động cơ đã được lắp đặt trên chiếc Tu-160M đầu tiên thực hiện chuyến bay lịch sử vào ngày 3/11/2020.

Ngoài ra còn có một hợp đồng khác được ký vào năm 2018, theo đó công ty Kuznetsov phải chuyển giao 22 động cơ trong một vài năm tới.

Nghĩa là, ngoài hoàn thành thêm 5 máy bay, vẫn còn 2 động cơ nữa dự trữ trong kho. Điều này rõ ràng là chưa đủ, vì Bộ Quốc phòng đã có những kế hoạch lớn liên quan đến việc đổi mới đội máy bay tầm xa của Không quân Nga.

Cần phải lắp động cơ mới trên 15 chiếc Tu-160 còn lại, những động cơ này sẽ được đưa vào sửa đổi Tu-160M. Ngoài ra, 50 máy bay mang tên lửa Tu-160M2 được hiện đại hóa sâu sẽ được đóng ở Kazan. Tổng số là 260 động cơ. Điều này còn hơn cả những gì được xây dựng từ thời Liên Xô vì các nhà máy hoạt động với năng suất cao.

Tuy nhiên, đây không phải là tất cả. Trong nhiều năm, công ty "Tupolev" đã nói về sự phát triển của Tổ hợp Không quân tầm xa. Việc này gần kết thúc nhưng đây là một phát triển rất bí mật, chỉ được nghe nói trong những câu chuyện truyền miệng về một máy bay cận âm tuyệt vời trong tương lai.

Cũng có tin đồn rằng động cơ và hệ thống điện tử hàng không của Tổ hợp Không quân tầm xa sẽ là động cơ của Tu-160M2. Tức là công ty Kuznetsov có thể phải sản xuất nhiều động cơ NK-32−02 hơn nữa. Và đây phải là một kế hoạch sản xuất có quy mô rất lớn.

Khả năng chiến đấu của Tu-160M sẽ tăng lên đáng kể không chỉ do sử dụng động cơ mới hiệu quả hơn. Tổ hợp điện tử hàng không sẽ được cập nhật một phần. Đặc biệt, một hệ thống điều khiển vũ khí mới sẽ xuất hiện để các cuộc tấn công chính xác hơn nhằm vào các mục tiêu mặt đất.

Nó sẽ cho phép sử dụng loại bom rơi tự do hiệu quả như vũ khí chính xác. Có lẽ thiết bị định vị sẽ được tăng cường. Và hoàn toàn chắc chắn rằng sẽ có một tổ hợp phòng thủ mới.

Theo các nhà phát triển từ công ty "Công nghệ vô tuyến điện tử", máy bay mang tên lửa sẽ được bảo vệ, tránh các cuộc tấn công trên không và mặt đất bằng vũ khí tên lửa.

Tu-160M2 sẽ là một máy bay hoàn toàn khác do được cập nhật hoàn chỉnh các hệ thống điện tử hàng không của nó. Hiệu quả chiến đấu của nó so với "Thiên nga trắng" sẽ tăng gấp 2-2,5 lần.

Trong số 10 thành tựu được ấn phẩm của Mỹ ghi nhận, chỉ có hai thành tựu liên quan đến lĩnh vực quân sự. Ngoài NK-32-02 còn có động cơ turboshaft General Electric cho trực thăng CH-47 Chinook với công suất 7.500 mã lực cũng được cung cấp, thay thế cho động cơ cũ, có công suất 5.000 mã lực.

Trong ngành hàng không dân dụng, đã có một số phát triển mang tính cách mạng về động cơ điện sạch sử dụng pin, hay là các thành phần nhiên liệu hydro hoặc động cơ hybrid.

Nhưng tất cả điều này hoặc đang ở mức độ nghiên cứu, hoặc ở dạng mô hình hóa, hoặc các nguyên mẫu đang được thử nghiệm trên mặt đất. Chỉ có công ty Pipistrel nhận được chứng chỉ vận hành máy bay huấn luyện chạy điện hai chỗ ngồi.

Thành tựu của ngành hàng không bao gồm việc đạt được chứng chỉ động cơ GE 9X cho Boeing 777X. Đây là động cơ lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới với lực đẩy lên tới 60 tấn, nặng 10 tấn, có đường kính 4 mét. Nhiệt độ làm việc trong buồng đốt là 2.400 độ.

Còn hai thành tựu nữa được thể hiện không phải trong lĩnh vực kim loại và composite, mà là trong các tìm kiếm khái niệm. Airbus bắt đầu nghiên cứu để tạo ra một lớp lót không phát thải bằng việc sử dụng động cơ hydro.

Công ty Rolls-Royce đã được lựa chọn để tạo ra một động cơ có thể tăng tốc máy bay dân dụng trong tương lai lên tốc độ 3 M. Có thể nói rằng trong ngành hàng không quân sự chưa từng có tốc độ nào như vậy.

Trước đây, có một động cơ tên gọi là "Valkyrie" nhưng chương trình phát triển nó đã phải bị bỏ dở do chi phí vận hành cao khủng khiếp. Vì vậy, chắc chỉ có các tỷ phú mới bay trên máy bay siêu thanh.

T t Thi ̣ nh (Theo “Bình luận quân sự” Nga)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-cong-nhan-dong-co-cua-tu-160m-la-dinh-nhat-3424279/