Mỹ đang đưa Nga vào thế phải sa lầy ở Syria?

Moscow đã chủ động hoàn toàn trong các nước đi của chứ không phải đợi tới Washington hành động hay đe dọa hành động thì mới bị động đối phó...

Mỹ đang đưa Nga vào thế phải sa lầy ở Syria?

Gần đây, Nga vừa tăng cường chuyển động quân sự, vừa gia tăng hoạt động quân sự tại Syria, mà mục đích được nhận diện là quyết quét sạch khủng bố, cất mẻ lưới chót với đối lập ôn hòa và định hình cho những nước đi cuối cùng trong ván cờ Syria.

Biểu hiện của những hoạt động quân sự là các cuộc không kích hỗ trợ quân đội Syria tại chảo lửa Idlib, biểu hiện của những chuyển động quân sự là việc tăng cường khi tài quân sự đến chiến trường Syria và tiến hành tập trận tại Địa Trung Hải.

Đây là sự quyết đoán của Tổng thống Putin với cuộc chiến Syria, song có luồng dư luận và nhiều phân tích cho rằng hoạt động-chuyển động quân sự của Nga thực ra là biểu hiện cho thấy Nga ngày phải một dấn sâu vào Syria mà không thể rút ra được.

Tiêm kích Su-30SM đã trở lại Syria

Theo đó sự hiện diện của hàng chục máy bay tiêm kích Su-30M tại căn cứ không quân Nga ở Hmeimim chỉ một thời gian ngắn sau khi Nga rút quân ồ ạt cho thấy Moscow chưa thể rời khỏi cuộc chiến Syria.

Tiêm kích Nga có mặt tại Syria được thông báo là để tham gia cuộc tập trận ngoài khơi Địa Trung Hải, nhưng mục đích thực sự được cho là tạo đối trọng với biên đội tàu chiến Mỹ đang đe dọa tấn công Syria bằng tên lửa hành trình Tomahawk.

Bên cạnh đó, có bình luận cho rằng không thể loại trừ khả năng sau khi tập trận, biên đội chiến đấu cơ này của Nga sẽ phải tiếp tục ở lại Syria để tham dự chiến dịch tấn công vào tỉnh Idlib, căn cứ địa cuối cùng của phiến quân đối lập tại miền Bắc Syria.

Vấn đề đáng lưu tâm là mới cách đây không lâu, Tổng thống Putin đã ra lệnh cho quân đội Nga tiến hành đợt rút quân thứ ba với quy mô chưa từng có khỏi Syria, kể từ khi Nga chính thức can thiệp vào cuộc chiến tại quốc gia Trung Đông này.

Lần triệt thoái thứ ba này diễn ra một cách lặng lẽ nhưng hiệu quả và không hề ồn ào như hai lần trước đó. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại quân đội Nga đã thực hiện tới ba cuộc rút quân khỏi Syria sau khi tuyên bố "chiến thắng".

Điều đó cho thấy Moscow rất muốn tránh bị sa lầy trong cuộc chiến Syria nói riêng và cuộc xung đột tại Trung Đông nói chung. Tuy nhiên, họ không thể tránh được điều đó vì quân đội Nga đều phải tăng cường lực lượng trở lại Syria với lý do khác nhau.

Đợt triển khai phi đội chiến đấu cơ Su-30SM lần cũng sẽ như vậy, bởi chúng không thể nhanh chóng quay về nước sau khi cuộc tập trận ngoài khơi kết thúc. Như vậy rõ ràng đã có thể thấy dấu hiệu Nga đã bị sa lầy ở Syria và Trung Đông.

Đáng nói hơn là những chuyển động-hoạt động quân sự của Nga lại chỉ đến từ một hành động rất đơn giản của Mỹ, đó là đe dọa tấn công các mục tiêu của Syria với lý do ngăn chặn quân đội nước này sử dụng vũ khí hóa học để chống lại dân thường.

Tàu chiến Nga tại Địa Trung Hải

Trong khi với cục diện chiến trường hiện nay, chắc chắn quân đội Syria chẳng có lý do gì để phải sử dụng vũ khí hóa học, nhất là khi quân đội Mỹ và đồng minh luôn sẵn sàng can thiệp với cái cớ Damascus sử dụng loại vũ khí này.

Tuy nhiên, sự cảnh báo của phía Mỹ - dù rất vu vơ và thiếu căn cứ - vẫn khiến liên minh Nga-Syria không thể làm ngơ và luôn phải căng mình ra để đề phòng những tình huống xấu nhất.

Theo nhiều phân tích, việc duy trì một biên đội tàu chiến tại Địa Trung Hải là rất dễ dàng với Mỹ, bởi họ đang có nhiều căn cứ trong khu vực và chi phí cho hoạt động quân sự trên chẳng đáng là bao so với tiềm lực tài chính hùng hậu của Washington.

Song với Moscow lại hoàn toàn khác, bởi việc liên tục thực hiện các cuộc điều quân đường dài sau khi nhiều lần tuyên bố đã triệt thoái quân đội khỏi Syria sẽ khiến ngân sách quốc phòng của Nga chịu một gánh nặng lớn.

Trong khi đó quân đội Nga còn phải luôn căng mình đề phòng những cuộc tập kích với tần suất như cơm bữa từ phiến quân nổi dậy Syria, điều này sẽ gây ra sự mệt mỏi và chán nản cho các quân nhân Nga.

Theo như những phân tích trên, có vẻ như bằng một chiến thuật rất đơn giản với chi phí tối thiểu, Mỹ đang khiến Nga và Syria phải vất vả đối phó bằng chi phí tối đa và không thể rút chân nhẹ nhàng khỏi mảnh đất Trung Đông đầy khói lửa.

Nga hay Mỹ đang sa lầy ở Syria?

Dấu hiệu quan trọng nhất của một thực thể khi bị sa lầy trong một cuộc đối đầu chính là sự bị động. Bị động với chính mình - khi các kế hoạch, chiến lược không thể triển khai được hay phải hiệu chỉnh mà biết trước kết quả ít hơn hậu quả.

Bị động trước đối phương - khi tự mình không thể ra đòn hay đáp trả đòn của đối phương, hoặc phải thay đổi hành động theo sự dẫn dắt của đối phương mà cũng biết trước kết quả ít hơn hậu quả.

CIA kết thúc sứ mệnh tại Syria thì lực lượng đặc nhiệm Mỹ lại được tăng cường

Xem xét vị thế của Nga và Mỹ trong bối cảnh cuộc chiến tại Syria Syria hiện nay thì Nga và Mỹ có sa bị sa lầy không, hoặc Nga hay Mỹ đang bị sa lầy ở Syria và Trung Đông khói lửa?

Thứ nhất, cho rằng những chuyền động-hoạt động quân sự của Nga tại Syria là dấu hiệu của sự sa lầy là không chuẩn xác. Bởi việc rút lực lượng và khí tài khỏi Syria luôn nằm trong kế hoạch luân chuyển của quân đội Nga.

Nghĩa là rút lực lượng này sẽ thay thế bằng lực lượng khác, rút loại khí tài này sẽ có loại khí tài khác thay thế phù hợp với thực tế. Do vậy, triển khai phi đội chiến đấu cơ Su-30SM đến Syria hoàn toàn nằm trong kế hoạch luân chuyển của quân đội Nga.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/my-dang-dua-nga-vao-the-phai-sa-lay-o-syria-3365138/