Mỹ: Đấu trí trong vấn đề ngân sách tài khóa 2020 (Phần 2)

Liên quan đến bức tường biên giới, Tổng thống Trump muốn thúc đẩy thực hiện những ưu tiên của mình, trong đó có việc xây dựng bức tường dọc biên giới phía Nam với Mexico.

Xây dựng bức tường biên giới Mexico - Mỹ là một trong số những ưu tiên của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN

Xây dựng bức tường biên giới Mexico - Mỹ là một trong số những ưu tiên của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN

* Bức tường biên giới với Mexico

Liên quan đến bức tường biên giới, Tổng thống Trump muốn thúc đẩy thực hiện những ưu tiên của mình, trong đó có việc xây dựng bức tường dọc biên giới phía Nam với Mexico.

Tổng thống Trump đang yêu cầu một khoản tiền bổ sung đáng kể cho việc xây dựng bức tường trong dự trù ngân sách của mình sẽ là một dấu hiệu cho thấy ông sẽ tiếp tục thúc đẩy sự ủng hộ của các nhà làm luật đối với kế hoạch này.

Tổng thống Trump đã bị Quốc hội từ chối khoản đề xuất trị giá 5,7 tỷ USD cho việc xây dựng bức tường trên – nguyên nhân chính dẫn đến việc chính phủ phải đóng cửa lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ. Tổng thống Trump cuối cùng đã phải đồng ý ký vào một thỏa thuận chi tiêu cho phép Chính phủ Mỹ hoạt động trở lại mà không có khoản chi cho việc xây dựng bức tường biên giới theo mức đề xuất của ông.

Và sau đó, để giải quyết vấn đề này, ông đã thực hiện một bước “phi thường” khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm giúp ông tiếp cận 8 tỷ USD trong các quỹ khác phục vụ cho việc xây dựng bức tường.

Động thái này cũng làm dấy lên mối lo ngại từ những nhân vật bảo thủ và “diều hâu” về việc chuyển hướng ngân sách phục vụ cho việc xây dựng quân sự.

Tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng thống Trump đã phải đối mặt với một thách thức pháp lý tại tòa án và các đối thủ trong Quốc hội – những người có thể vận động cho một nghị quyết ngăn chặn tuyên bố trên của Tổng thống Mỹ. Mặc dù vậy, những nghị sỹ này đã không không vận động đủ số 2/3 phiếu ủng hộ cần thiết để lật ngược quyền phủ quyết của Tổng thống Trump.

* Chương trình ObamaCare gặp trở ngại

Đề xuất tiếp theo liên quan đến chương trình ObamaCare. Trong khi những nỗ lực lập pháp để bãi bỏ ObamaCare đã thất bại, đảng Dân chủ rất muốn ghi điểm nếu Tổng thống Trump một lần nữa kêu gọi bãi bỏ đạo luật này trong ngân sách tài khóa của mình.

Một số thành viên đảng Dân chủ tại Ủy ban Ngân sách Hạ viện cho rằng người dân Mỹ đã chống lại chương trình nghị sự về chăm sóc sức khỏe của đảng Cộng hòa vào tháng 11 năm ngoái và những nỗ lực này có thể được lặp lại nhằm bảo vệ an ninh sức khỏe của người Mỹ thông qua một điều khoản bãi bỏ và thay thế như vậy.

Năm ngoái, ngân sách chi tiêu của Nhà Trắng đã được thông qua bởi các thượng nghị sỹ Bill Cassidy (đảng Cộng hòa) và Lindsey Graham (đảng Cộng hòa) nhằm bãi bỏ và thay thế Đạo luật chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (ACA), cũng như kêu gọi cắt giảm trợ cấp y tế bằng cách giới hạn thanh toán trong chương trình.

Phó Chủ tịch Trung tâm Ưu tiên chính sách và ngân sách Joel Friedman cho rằng việc bãi bỏ ObamaCare trong ngân sách tài khóa sẽ cho thấy Tổng thống Trump có khả năng phản đối bất kỳ nỗ lực nào của đảng Cộng hòa trong việc từ chối và bãi bỏ ACA.

Dựa trên những lưu ý từ cả hai đảng đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe, ngân sách tài khóa sẽ cung cấp cho Tổng thống Trump cơ hội đưa ra các ưu tiên để giảm giá thuốc theo đơn, một lĩnh vực có tiềm năng để ông làm việc với phe đa số Dân chủ.

Tổng thống Trump và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (đảng Dân chủ) đã bày tỏ sự lạc quan về việc hợp tác với nhau đối với vấn đề này.

* Khoản cắt giảm ngân sách gây tranh cãi

Điểm đáng lưu ý cuối cùng đó là cắt giảm ngân sách hơn nữa có thể gây ra tác động tiêu cực. Trong một loạt các đề xuất cắt giảm, một số mục nhỏ trong kế hoạch tổng thể của ngân sách có thể gây ra sự những tranh cãi lớn.

Ngân sách của chính quyền Tổng thống Trump vào năm ngoái là một ví dụ, khi kêu gọi loại bỏ ngân sách liên bang đối với hoạt động của PBS và NPR thông qua Tổng công ty Phát thanh Công cộng.

Ông Friedman cho biết năm nay ông thận trọng hơn đối với đề xuất cắt giảm trong một số lĩnh vực như tem thực phẩm và chương trình hỗ trợ nhà ở thu nhập thấp, khi cho rằng "nếu các đề xuất này được thực hiện sẽ làm gia tăng tình trạng nghèo đói và khó khăn”./.

TTXVN

Nguồn Bnews: http://bnews.vn/my-dau-tri-trong-van-de-ngan-sach-tai-khoa-2020-phan-2-/116147.html