Mỹ điều bao nhiêu quân tới Afghanistan cho đủ?

Xác định số quân cần thiết để dành thắng lợi cuộc chiến không bao giờ là một quyết định dễ dàng nếu lịch sử là mọi bài học.

Xác định số quân cần thiết để dành thắng lợi cuộc chiến không bao giờ là một quyết định dễ dàng đối với Tổng tư lệnh và các sỹ quan nếu lịch sử là mọi bài học. Tổng thống Obama đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phải đối mặt với áp lực quyết định chiến lược nào có thể cải thiện tình hình ở Afghanistan. Ông Obama và các cố vấn chính sách đối ngoại, an ninh quốc gia, quân đội, đang thảo luận một chiến lược mạnh tay xem xét sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Afghanistan. Trung tướng Stanley McChrystal, sỹ quan cấp cao của Mỹ ở Afghanistan cũng đang kêu gọi một chiến lược chống chiến tranh du kích và tăng thêm khoảng 40.000 quân cho chiến trường Afghanistan. Tuy nhiên, một số quan chức của chính quyền Mỹ lại muốn một phương án khác. Phó tổng thống Mỹ ông Joe Biden cũng đã kêu gọi một chiến lược chống khủng bố, tập trung sử dụng các lực lượng đặc nhiệm và công nghệ để tiêu diệt dần các tay súng của al Qaeda ở biên giới Afghanistan và Pakistan . Nếu Tổng thống Obama nghe theo Tướng Chrystal và chấp nhận tăng số quân, thì câu hỏi đặt ra là bao nhiều thì đủ? Một chuyên gia nói rằng số lượng quân nhiều cần để giảm bạo lực trên toàn đất nước Afghanistan-40.000 quân sẽ cho phép quân đội Mỹ “ xoay chuyển tình hình nổi loạn đang gia tăng” , Bà Kimberly Kagan, Viện nghiên cứu Chiến tranh, người đã từng cố vấn cho Chrystal về Afghanistan phát biểu như vậy. Con số đó, theo Kimberly Kagan, sẽ lấp đầy lỗ hổng quanh tỉnh Kandahar, một phần phía Nam Afghanistan, nơi tàn quân Taliban đang củng cố lực lượng. Nhưng cuối cùng, bà cảnh báo rằng quân đội cũng cần được đệm thêm tại một số nơi có quân nổi loạn ở Afghanistan. “ Nếu chúng ta có hơn 40.000 quân, thì chúng ta sẽ giành thế chủ động, lực lượng Mỹ và liên quân sẽ có thể đứng trên thế phản công ở chiến trường cho đến kết thúc”. Thậm chí khi tăng quân, cuộc chiến sẽ trở nên không khoan nhượng cho dù trong vài tuần qua có nhiều dấu hiệu cam go. Chỉ tuần qua, 8 binh sỹ Mỹ đã thiệt mạng trong một cuộc đụng độ dữ dội với hàng trăm tay súng nổi dậy ở tỉnh Nuristan, một vùng xa xôi hẻo lánh phía bắc Afghanistan. Đây là cuộc tấn công đẫm máu trong một ngày kể từ khi cuộc chiến xảy ra và bước sang năm thứ chín. Nhà Trắng đang phải chịu áp lực nhiều phía từ vấn đề này. Thượng nghị sỹ John McCain, một nhân vật ủng hộ việc tăng quân ở Iraq năm 2007 nói rằng, việc triển khai tăng quân ở Afghanistan dưới 40,000 “sẽ là một sai lầm lịch sử”. Được hỏi liệu ông có nghĩ cuộc chiến ở Afghanistan sẽ dành chiến thắng với số quân ít hơn, Thượng nghị sỹ Đảng cộng hòa ở bang Arizona trả lời “ Không” “Tôi nghĩ mối đe dọa nhất bây giờ là biện pháp nửa vời, bạn biết đấy, phần nào đó, đó là nỗ lực làm hài lòng tất cả mục đích chính trị”. “Một lần nữa, tôi thông cảm sâu sắc với Tổng thống, đưa ra quyết định gai góc nhất, nhưng theo tôi Tổng thống cần xúc tiến một cách thận trọng” Đảng dân chủ chia rẽ về vấn đề tăng quân Thượng nghị sỹ Đảng dân chủ Dianne Feinstein, Chủ tịch Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ nói rằng , quân đội Mỹ sẽ rơi vào tình thế “hiểm nghèo” nếu Obama không nghe theo Tướng McChrystal Trong khi đó, Nghị sỹ Jim McGovern, đảng Dân chủ bang Massachusetts cũng xuất hiện trên hãng tin ABC, nói rằng mở rộng dấu chân người Mỹ ở Afghanistan có thể sẽ là một sai lầm “Chúng ta cần đặt ra một chiến lược, kể cả khả năng rút lui, bởi nó sẽ buộc chính phủ Afghanistan tăng cường đối phó, vấn đề cho đến nay chưa thực hiện được”. McGovern nhấn mạnh rằng tăng nguồn viện trợ và số quân sẽ khiến đất nước đi đến “phá sản”. Chúng ta tiến hành cuộc chiến ở Iraq, ở Afghanistan, hàng trăm tỉ đôla sẽ thâm hụt vào thẻ tín dụng của chúng ta. Trẻ em của chúng ta sẽ phải trả giá cho điều này”. Nhưng bất đồng về quân số cũng không có gì mới mẻ với Tổng thống và các trợ lý quốc phòng của ông. Với cuộc chiến ở Iraq, những lời chỉ trích xoay quanh cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld khi mà tình hình ở Iraq tồi tệ hơn và quân nổi dậy gia tăng các cuộc tấn công các lực lượng Mỹ. Ông bị chỉ trích mạnh mẽ vì lý do không gửi đủ quân số vào Iraq ngay từ đầu cuộc chiến. Các quan sát viên từng nói kế hoạch của Donald Rumsfeld là giành chiến thắng ở Iraq với quân số ít và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công nghệ. Ngay khi bắt đầu cuộc chiến vào năm 2003, binh lính đã nhanh chóng triển khai khắp Iraq, lật đổ chính quyền Saddam Hussein và dành quyền kiểm soát thủ đô Baghdad. Lực lượng ít, nhưng nhanh chóng thành công. Thế nhưng ba năm sau, nội chiến nổ ra, các lực lượng Mỹ nỗ lực duy trì kiểm soát các thành phố mà họ từng chiếm giữ. Rumsfeld cũng thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin CNN vào năm 2006 rằng không ai chuẩn bị tốt cho những gì xảy ra sau khi kết thúc một trận chiến lớn. Quốc Toản (theo CNN)

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/thegioi/200910/My-dieu-bao-nhieu-quan-toi-Afghanistan-cho-du-873923/