Mỹ dính nặng khi cho Nga đầu hàng hoặc sụp đổ

Có một sự trớ trêu rất thú vị là Mỹ càng ra đòn trừng phạt Nga mang tính triệt hạ thì Mỹ càng dính nặng 'boomerang'…

Do ở Nga giá xăng tương quan với tỷ giá hối đoái - tính đặc thù của hệ thống thuế và quy định - do đó sự mất giá của đồng rúp cuối cùng cũng làm tăng giá nhiên liệu gây khó khăn cho người dân Nga.

Tuy nhiên, khi tỷ giá hối đoái giảm, với các nhà xuất khẩu, kể cả dầu mỏ, một đồng rúp rẻ hơn thậm chí còn là một lợi ích và dẫn đến tăng lợi nhuận.

Các biện pháp trừng phạt mới ảnh hưởng đến phân khúc sản xuất dầu kho nó một phần phụ thuộc vào thiết bị nước ngoài, nhưng nói chung, sự phụ thuộc này nhỏ hơn trong sản xuất dầu, lọc dầu hoặc xây dựng các nhà máy LNG.

Kết quả là, Nga có một giải pháp khả thi cho vấn đề sẽ là sự kết hợp giữa thiết bị phương Tây, Nga và Trung Quốc, chẳng hạn như sản xuất các giàn khoan...

Các công ty Nga đã học cách sản xuất các chất tương tự riêng biệt, và đối với họ nhiệm vụ chính hiện nay là đạt được quy mô công nghiệp.

Về mặt lý thuyết, các biện pháp trừng phạt cấm nhập khẩu dầu của Nga vào Mỹ cũng có thể ảnh hưởng đến việc xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ và dầu mỏ của Nga sang Hoa Kỳ, nhưng quy mô của thảm họa sẽ không đáng kể ở đây…

Nga xuất khẩu sang vùng Tây Bắc của Mỹ nửa triệu thùng dầu và sản phẩm dầu mỗi ngày, chiếm dưới 4% tổng sản lượng nhập khẩu của Mỹ.

Nếu cấm vận, những khối lượng này có thể dễ dàng được chuyển hướng đến các nước khác, ví dụ như Trung Quốc, gần đây làm tăng nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ từ Nga…

Như vậy, muốn trừng phạt triệt để thì ít nhất là phải bao vây, cô lập và lệnh đó sẽ khiến cho đối phương chờ chết. Nhưng thực tế, Nga vẫn ngao du khắp thế giới, Nga vẫn tự mình làm được thứ mà Mỹ cấm tuy giá thành cao…thì chứng tỏ Nga không bao giờ “thúc thủ” mà Nga chỉ gặp khó khăn ban đầu.

Trừng phạt kiểu triệt hạ thì dính nặng "Boomerang"

Có một thực tế là Mỹ không đủ khả năng để triệt hạ nền kinh tế Nga vì không thể bao vây, phong tỏa cô lập hoàn toàn Nga như đã nói trên mà quan trọng hơn, chưa nói đến sự trả đũa của Nga, Mỹ càng triệt hạ thì càng dính nặng "Boomerang"…

Quả thật là dù Mỹ rất muốn, nhưng chắc chắn là không thể có một sự cấm vận hoàn chỉnh, triệt để như trong trường hợp của Iran, khi Mỹ yêu cầu từ chối mua dầu của Iran không chỉ từ các công ty Mỹ mà từ tất cả các đối tác quốc tế của mình, hoặc như Triều Tiên bị bao vây phong tỏa…

Nga, trước hết là một cường quốc quân sự nhất nhì thế giới sẽ không cho phép và không kẻ nào dám phong tỏa, bao vây Nga, tuyên chiến với Nga, cho nên, khi Nga cảm thấy bị đe dọa, bị sát chân tường là “Nga không cần thế giới này”, dẫn đến sự cấm vận của Mỹ là vô nghĩa.

Mặt khác, Nga là một “cầu thủ” quá lớn trong thị trường dầu mỏ, nếu Mỹ dùng các biện pháp trừng phạt như Iran có thể dẫn đến sự sụp đổ của thị trường dầu mỏ thế giới.

Thế giới sẽ không có đủ khả năng sản xuất đủ dầu để bù đắp cho việc giảm sản lượng dầu của Nga. Và, giá dầu sau đó sẽ tăng vọt lên trên 100 đô la một thùng, điều này sẽ không chỉ gây suy thoái kinh tế cho nền kinh tế mà còn đưa thế giới vào đại chiến.

Rốt cuộc, nếu Mỹ cấm vận để muốn ngành năng lượng Nga xuất khẩu giảm xuống con số không như Iran và giả sử Mỹ sẽ đạt được mục tiêu thì có nghĩa là Nga ngừng xuất khẩu năng lượng ra thế giới…

Hãy tưởng tượng châu Âu sẽ ra sao khi không có khí đốt Nga, thế giới sẽ ra sao khi thiếu dầu mỏ Nga trong khi nguồn xuất chính tại Arbia Saudi, Iraq sẽ bị…chiến tranh, đại loạn, khiến cho ngừng trệ, vì Nga đâu có ngồi nhìn…

Giới tinh hoa chính trị Mỹ chắc đã tính toán kỹ… “đánh chuột nhưng không vỡ bình” là một chiến thuật rất khó, cũng như ghè đá vào chân người mà tránh được ghè vào chân mình mới giỏi. Đáng tiếc trong tình thế này, người Mỹ đều bất lực.

Lê Ngọc Thống

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/my-dinh-nang-khi-cho-nga-dau-hang-hoac-sup-do-3364067/