Mỹ, Iran trả đũa và cú sốc giá dầu Trung Đông

Giá dầu tăng vọt lên tới 70 USD mỗi thùng trong bối cảnh khủng hoảng Vùng Vịnh. Giá dầu có thể tiếp tục tăng cao hơn nữa nếu Mỹ và Iran áp dụng những biện pháp trả đũa.

Đại sứ quán Mỹ bị tấn công

Đại sứ quán Mỹ bị tấn công

Tờ Oil Price dự báo Lãnh đạo Tối cao Iran Ayatollah Ali HoseiniKhamene‘i sẽ có những hành động nhanh, mạnh, quyết liệt để đáp trả Mỹ gây ra vụ giết tướng Qassem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Quốc gia Hồi giáo Iran.

Theo dự báo của Oil Price thì hành động trả đũa ban đầu của Iran chắc sẽ không dẫn đến tấn công quân sự Israel, nhưng sẽ nhằm vào sản xuất dầu xuất khẩu của đồng minh của Mỹ ở khu vực gồm có: : Saudi Arabia, UAE, và Bahrain. Các hành động sắp tới của Iran sẽ ảnh hưởng lâu dài đến nguồn cung dầu và khí ở khu vực.

Cuộc khủng hoảng lần này ở Vùng Vịnh cũng ảnh hưởng đến Trung Quốc, và có lợi cho Nga trong ngắn hạn. Sự việc diễn ra vào thời điểm kinh tế Trung Quốc đang bị suy thoái nghiêm trọng, và giá dầu tăng cao do khủng hoảng sẽ làm Trung quốc suy thoái trầm trọng hơn, đồng thời cũng ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế toàn cầu trong năm 2020.

Cuộc chiến Vùng Vịnh đương nhiên có ảnh hưởng tới bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm 2020, mặc dù suy giảm kinh tế của Trung Quốc đã luôn luôn có tác động tới kinh tế Mỹ trong năm qua. Vụ giết tướng Soleimani của Iran chắc sẽ khiến Mỹ và Trung Quốc phải nhanh chóng đi đến thỏa thuận thương mại.

Theo quan điểm của nhà phân tích chiến lược Gregory R. Copley thì lãnh đạo Iran đã sai lầm khi cho rằng có thể đẩy quân Mỹ ra khỏi Vịnh Ba Tư và một phần Trung Đông, ảo tưởng có thể hạn chế sự can thiệp của Nga, Trung Quốc. Bản thân Khamene‘i cũng tin rằng có thể giải quyết được các vấn đề đang bị xấu đi trầm trọng của nền kinh tế Iran bằng hành động chính trị-quân sự với hy vọng đổi chiều con bài chiến lược của Iran. Rõ ràng là Chính phủ cũ của Iran dưới thời Tổng thống Hojjat olEslam Hasan Fereidun Rouhani đã hoàn toàn sai lầm trong việc đưa ra một chính sách thực tế.

Tang lễ của Tướng Soleimani tại Tehran

Lãnh tụ Tối cao Iran Khamene‘i, được ủng hộ bởi lực lượng đặc nhiệm Vệ binh Quốc gia Hồi giáo Iran từ giữa năm 2019, dựa vào hiểu biết sai lầm về tình hình thế giới và khu vực, đã liên tiếp thực hiện các hoạt động đối ngoại chưa từng thấy để bù cho tình trạng bất ổn trong nước.

Thay vào đó Tehran lại không sẵn sàng thực hiện các biện pháp để giải quyết các vấn đề kinh tế-chính trị trong nước – những vấn đề đang thực sự rất khó khăn – mà theo đuổi các thắng lợi quân sự lớn bên ngoài biên giới Iran. Họ cho rằng thách thức trong nước quá lớn, thắng lợi bên ngoài quá dễ dàng.

Vụ tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Baghda của phía Iran đêm 31 tháng 12 năm 2019 ngày 1 tháng 1 năm 2020 là nỗ lực của Tehran nhằm đánh tan sức mạnh và quyền lực của Mỹ ở khu vực, nhưng lại thể hiện tinh thần thiếu thực tế trong quyết sách của Iran, mặc dù lãnh đạo Iran phủ nhận vụ việc.

Rõ ràng rằng Tehran không thể ngờ được Mỹ sẽ đáp trả vụ tấn công Đại sứ quán như thế nào. Nhưng dù thế nào thì vụ tấn công cũng thể hiện chính sách “hướng ngoại” của lãnh đạo tối cao Iran trước tình hình bất ổn trong nước.

Tình hình trong nước Iran không đến nỗi căng thẳng tới mức lãnh đạo Iran, vốn đang bị cô lập, không thể thực hiện các biện pháp quản lý kinh tế và chính trị hiệu quả hơn, nhưng trong ngắn hạn Tehran lại chọn “bung lụa” khi có thể. Và Iran đã chọn cách khai thác vụ giết tướng Soleimani như một cuộc chiến tranh của Mỹ chống Iran.

Vụ tấn công Đại sứ quán Mỹ đã không khiến Mỹ thua, mà còn khiến Mỹ tăng cường cam kết trong khu vực, trực tiếp đối đầu với các lực lượng Iran.

Thái độ tiếp theo của Iran sẽ không chỉ phụ thuộc vào hệ thống tên lửa, rocket mà còn cả máy bay không người lái UAV mà Iran đã sử dụng để chống lại Saudi, tấn công các cơ sở hóa dầu của A rập Saudi trong tháng 9 năm 2019. Việc Iran triển khai hệ thống tên lửa ở biên giới Iran - Syria cho thấy Iran có thể lắp đặt ở đây vũ khí hạt nhân chiến lược, sử dụng để chống lại Israel.

Trong cuộc chơi do Tehran dựng nên, đưa căng thẳng leo thang sẽ khiến Mỹ tăng năng lực phòng không của Israel, lắp đặt thêm tên lửa đạn đạo. Còn Iran sẽ đưa thêm tên lửa S-300 của Nga để phòng vệ trước tấn công của Israel.

Vậy Nga thì sao?

Theo phân tích của Gregory R. Copley - nhà phân tích chiến lược viết cho Tờ Oil Price - thì dường như thấy rõ rằng Nga sẽ không ủng hộ Iran, Iran làm căng thẳng gia tăng đến mức Nga không thể chấp nhận được. Nga không muốn căng tới mức Nga có thể mất các đồng minh khu vực như Iran, Turkey, hoặc Syria. Nhưng khó có thể nói rằng Moscow có thể kiểm soát được Iran.

Giữa lúc Trung Đông nóng rừng rực, Quốc hội Iraq ngày 5 tháng 1 đã thông qua một nghị quyết, trong đó nhấn mạnh chính phủ nước này phải chấm dứt sự hiện diện của binh sĩ nước ngoài tại Iraq và đảm bảo rằng, quân đội nước ngoài không sử dụng lãnh thổ, không phận và lãnh hải Iraq vì bất cứ lý do gì.

Trước đó cùng ngày, AFP và nhiều hàng thông tấn lớn đưa tin Mỹ rút quân khỏi Iraq. Người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm của quân đội Mỹ tại Iraq, Tướng William Seely đã gửi một bức thư tới lãnh đạo bộ chỉ huy chiến dịch chung của Iraq, trong đó cho biết, binh sĩ Mỹ sẽ "bố trị lại lực lượng vào tuần tới để chuẩn bị cho việc di chuyển".

Tuy nhiên ngày 6 tháng 1, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper bác bỏ tin Mỹ rút khỏi Iraq. Ông Esper nói: "Không có quyết định nào về bất cứ thứ gì rời khỏi Iraq” và “không có quyết định nào được đưa ra về việc rời khỏi Iraq".

Trong khi đó, truyền thông khu vực dẫn lời Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi kêu gọi Mỹ cùng phối hợp thực hiện nghị quyết mà Quốc hội Iraq đã thông qua trước đó nhằm rút các lực lượng nước ngoài khỏi quốc gia Trung Đông này.

Chúng ta hãy chờ xem cuộc khủng hoảng sẽ đưa giá dầu đi đến đâu.

Ngọc Linh

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/my-iran-tra-dua-va-cu-soc-gia-dau-trung-dong-560656.html