Mỹ lập 'Hạm đội hai' đối phó tàu ngầm lớp Yasen Nga

Người Mỹ lên kế hoạch bảo vệ các đoàn tàu của mình trước các tàu ngầm 'Yasen' của Nga.

Như đã biết, Mỹ mới quyết định tái lập Hạm đội Hai. Để góp thêm một số thông tin và cách nhìn về sự kiện này, xin được giới thiệu bài phỏng vấn chuyên gia quân sự, Đại tá Hải quân Nga Xergey Ishenko của nhà báo Andrey Polunhin.Bài đăng trên“SvobodaiaPressa.ru” ngày 19/5/2018).

Trên ảnh: Hải quân Mỹ (Ảnh: Zuma/TASS)

Trên ảnh: Hải quân Mỹ (Ảnh: Zuma/TASS)

I. Phần giới thiệu của Andrey Polunhin

Mới đây, trong một bài viết đăng trên “Bloomberg”, Đô đốc Mỹ nghỉ hưu James G. Stavridis có bài viết nhận định rằng lý do Mỹ quyết định tái thành lập Hạm đội Hai là để ngăn Nga củng cố sức mạnh và cắm chốt tại khu vực Bắc Đại Tây Dương.

Sau đây là tóm tắt một số ý kiến của James G.Stavridis:

- Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, Mỹ đã cắt giảm đáng kể lực lượng Hải quân của mình trên Đại Tây Dương vì cho rằng Nga đã không còn là một mối đe dọa như Liên Xô trước đây nữa.

- Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khôi phục được sức mạnh của Hải quân Nga, đặc biệt là thành tố tàu ngầm. Tuy hiện vẫn chưa rõ là liệu những loại vũ khí mới mà nước Nga mới quảng cáo (trong Thông điệp liên bang của Tổng thống Nga đầu tháng 3 mới đây- ND) sẽ có hiệu quả đến mức độ nào, nhưng rõ ràng là đã “không thể không nhận ra chân tướng những ý đồ xấu của Nga”.

- Hạm đội Hai có thể giúp (Mỹ và NATO) khôi phục lại tiềm lực hải quân trên Đại Tây Dương. Chính đô đốc J.Stavridis thừa nhận rằng trong thời kỳ ông giữ chức Tư lệnh tối cao Các lực lượng vũ trang thống nhất NATO tại Châu Âu thì Bộ Tư lệnh Đại Tây Dương của NATO đã bị suy yếu đáng kể.

Bây giờ đã đến lúc (Mỹ và NATO) phải có kế hoạch khôi phục lại sức mạnh của Bộ Tư lệnh này. Cũng theo Stavridis, trong trường hợp này (sức mạnh của Bộ Tư lệnh Đại Tây Dương được khôi phục- ND), các tàu Mỹ có thể cùng hoạt động với các tàu của đồng minh NATO và thực hiện các sứ mệnh của mình từ Bắc Cực đến vịnh Caribe và xa hơn.

Và điểm cuối cùng- Hạm đội Hai có thể chịu trách nhiệm tiến hành các chiến dịch đặc biệt để không cho Nga chiếm thế khống chế trên Đại Tây Dương.

Khi thực hiện sứ mệnh này (ngăn không cho Nga chiếm thế thượng phong ở Đại Tây Dương), các tàu Mỹ có thể tiến hành các hoạt động trinh sát, kể cả sử dụng máy bay không người lái, theo dõi các tàu ngầm Nga bằng các máy bay tuần tiễu P-8 “Poseidon” mới, sử dụng các hệ thống giám sát ngầm dưới nước, tiến hành các cuộc tập trận trên biển, cũng như đảm bảo liên lạc giữa các căn cứ mặt đất ở cả trên hai bờ Đại Tây Dương (giữa Mỹ và các nước NATO Châu Âu-ND).

Ngoài ra, Mỹ và NATO còn có thể tiến hành các chiến dịch ngầm sử dụng tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm diesel.

Tất cả những diễn biến và tuyên bố trên thấy sự căng thẳng ở khu vực bờ biển của Mỹ ngày càng gia tăng. “Cùng với những chiến dịch nguy hiểm tại Syria, nơi mà các lực lượng vũ trang Mỹ và Nga đóng quân ở những vị trí chỉ cách nhau một tầm súng, lại thêm một khu vực có nguy cơ xảy ra xung đột nguy hiểm nữa- đó là vùng biển Đại Tây Dương.

[Hết phần tóm tắt các ý của Đô đốc Mỹ James Stavridis.]

Xin nhắc lại, ngày 4/5/2018, tại căn cứ hải quân Mỹ Norfolk, Tổng Tư lệnh Hải quân Mỹ Đô đốc John Richardson tuyên bố là Mỹ đã quyết định tái lập Hạm đội Hai (bị giải thể năm 2011 trong quá trình tái cơ cấu Hải quân Mỹ).

Vị đô đốc này cho biết là Bộ Tư lệnh Hạm đội Hai sẽ chịu trách nhiệm chỉ huy tác chiến và quản lý hành chính các tàu, máy bay và các lực lượng mặt đất ở bờ biển phía Đông nước Mỹ và phần phía Bắc Đại Tây Dương.

Ông nhấn mạnh: “Trong chiến lược an ninh quốc gia mới của chúng ta (Mỹ) đã có điều khoản nhấn mạnh là chúng ta đã trở lại thời đại cạnh tranh giữa các siêu cường, và do số lượng các thách thức tăng lên, tình hình trong lĩnh vực đảm bảo an ninh cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn”.

Hạm đội Hai của Hải quân Mỹ tồn tại từ năm 1950, chịu trách nhiệm tác chiến trên khu vực lãnh thổ (vùng biển) Đại Tây Dương từ Bắc Cực đến Vịnh Caribe,- Hạm đội Hai đã tham gia vào cuộc khủng hoảng Cuba và tấn công Grenada. Vào thời điểm giải thể, trong biên chế của Hạm đội có hơn 100 tàu nổi và tàu ngầm.

Thực tế có đúng như Đô đốc James Stavridis nói không và tại sao Mỹ lại tái lập Hạm đội Hai?

II. Phần trả lời phỏng vấn về những vấn đề trên của chuyên gia quân sự, Đại tá Hải quân Nga, cựu phó Phòng chuyên viên trực thuộc Bộ Quốc phòng LB Nga Xergey Ishenko.

Xergey Ishenko:

- Mỹ tái lập Hạm đội Hai không chỉ bởi tình hình (căng thẳng) ở Bắc Đại Tây Dương, mà còn do tại Châu Âu cũng đang có những diễn biến rất phức tạp.

(Mỹ) Cần phải mở mặt trận thứ hai, bởi vì hiện nay người Mỹ đang lập kế hoạch tiến hành các chiến dịch hộ tống các đoàn tàu chuyển quân số lượng lớn từ bờ biển nước Mỹ sang Châu Âu.

Mỹ làm như vậy để phòng trường hợp xảy ra một cuộc xung đột quân sự thực sự với Nga- một cuộc xung đột có thể châm ngòi cho cuộc chiến tranh quy mô lớn tại Châu Âu.

Những lực lượng quân sự không lớn mà Mỹ đang bố trí tại Ba Lan chủ yếu chỉ mang tính chất khoa trương- chính trị. Những lực lượng đó sẽ không hề có ý nghĩa quyết định trong một cuộc chiến tranh (lớn) như vậy (giữa Nga và NATO).

Người Mỹ thừa hiểu rằng nhiệm vụ của các tiểu đoàn và lữ đoàn không lớn đó (của Mỹ đang đóng tại Ba Lan) – hy sinh một cách anh dũng, vả tạo điều kiện (kiềm chân đối phương) để các đoàn tàu được hộ tống cùng các lực lượng chủ yếu của Mỹ cập các cảng Châu Âu.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/my-lap-ham-doi-hai-doi-pho-tau-ngam-lop-yasen-nga-3360783/