Mỹ nhường cuộc chiến chống IS cho Nga - Syria - Iran - Iraq

Nhường cuộc chiến chống IS cho Nga-Syria-Iran-Iraq là Mỹ muốn cứu IS đồng thời cũng là cứu vãn mưu đồ 'chính trị hóa khủng bố' của mình...

Theo Newsweek, ngày 25/2, phát biểu tại một buổi họp báo ở thủ đô New Delhi trong chuyến thăm Ấn Độ, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ sẽ nhường cuộc chiến chống khủng bố IS ở Trung Đông cho Nga-Syria-Iran-Iraq.

Bởi theo vị tổng thống doanh nhân thì "không ai làm được nhiều hơn những gì Mỹ đã làm trong cuộc chiến chống IS ở Trung Đông, song đã đến lúc Nga, Iran, Iraq, Syria cũng nên làm như vậy. Iran ghét IS, vì vậy, họ nên tham gia cuộc chiến này".

Về cuộc chiến chống khủng bố tại Syria, ông Trump cho hay: "Chúng tôi đã làm tốt công việc của mình. Chúng tôi sẽ đưa binh lính rời khỏi Syria, trừ một số rất ít điểm nóng mà chúng tôi cho rằng cần có sự hiện diện của Mỹ".

IS chưa thể bị tiêu diệt bởi nó phục vụ cho mưu đồ của Mỹ

IS chưa thể bị tiêu diệt bởi nó phục vụ cho mưu đồ của Mỹ

Về cuộc chiến chống khủng bố tại Iraq, ông chủ Nhà Trắng cho biết, Mỹ tiếp tục duy trì sự hiện diện của "một lực lượng nhỏ" binh lính trên lãnh thổ nước này, song không cho biết cụ thể là bao nhiêu.

Về cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan, nhà lãnh đạo đương thời nước Mỹ cũng cho hay, lực lượng Mỹ đóng tại quốc gia Trung Nam Á này cũng sẽ dần được rút đi trong thời gian tới, phù hợp với tình hình an ninh tại Afghanistan.

Như vậy, theo tuyên bố của Tổng thống Trump thì đây là một bước ngoặt trong cuộc chiến của Mỹ chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế nói chung, chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng nói riêng.

Chưa biết Washington có thực hiện như tuyên bố của Tổng thống Trump hay không, nhưng dư luận hoài nghi về nguyên nhân và mục đích động thái Mỹ chủ động nhường cuộc chiến chống IS cho Nga-Syria-Iran-Iraq.

Điều gì khiến Mỹ "đang đi bỗng đứng lại" trong cuộc chiến chống khủng IS tại Trung Đông như vậy? Chủ động nhường cuộc chiến chống IS cho Nga-Syria-Iran-Iraq, Mỹ tính toán điều gì? Phải chăng do thủ lĩnh IS đã bị tiêu diệt?

Giới phân tích cho rằng động thái của chính quyền Trump không bất ngờ, và nó xuất phát từ những bất lợi của Washington trong việc hiện thực hóa mưu đồ của mình núp dưới danh nghĩa chống khủng bố. Việc "đứng lại" là nhằm tránh mưu đồ bị phá sản.

Thứ nhất, việc thanh tẩy cho nhóm khủng bố Hayat Tahrir al-Sham (HTS) bị Nga lật tẩy, báo trước việc thanh tẩy và biến IS thành lá bài chính trị gặp khó và sẽ bị lộ tẩy.

Ngày 24/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã khẳng định rằng Nga phản đối việc Mỹ thanh tẩy cho HTS dưới chiêu bài đề xuất cho nhóm khủng bố này được tham gia đối thoại trong tiến trình đi tìm một giải pháp hòa bình cho Syria.

Không thể thanh tẩy HTS khiến Mỹ rơi vào tiến thoái lưỡng nan

Hayat Tahrir al-Sham được tham gia đối thoại với các phe phái trong tiến trình đi tìm một giải pháp hòa bình cho Syria, đồng nghĩa HTS được đưa ra khỏi danh sách các tổ chức khủng bố quốc tế. Lúc này HTS trở thành lá bài chính trị của Mỹ.

Nếu việc thanh tẩy cho Hayat Tahrir al-Sham thành công thì việc thanh tẩy cho IS sẽ hoàn toàn dễ dàng với Washington và như thế "mục đích khác" của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố đã đạt được thành công mỹ mãn.

Bởi khi đó cả "bộ ba đồ tể" IS, Taliban và al-Qaeda đều trở thành những là bài chính trị được Washington sử dụng cho mưu đồ của mình, như biến thành công cụ đổi trao trong ngoại giao nước lớn hay chính trị hóa luật pháp để trừng trị thực thể đối nghịch.

Rõ ràng, nước cờ hiểm của Tổng thống Putin yêu cầu tách biệt đối lập-khủng bố núp bóng đối lập ôn hòa đã khiến Washington rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan: phải thanh tẩy cho Hayat Tahrir al-Sham nhưng lại không thể thực hiện được.

Từ thất bại đó, nước đi của Putin khiến Trump phải có thay đổi lớn trong chiến lược chống khủng bố và việc nhường cuộc chiến chống IS cho Nga-Syria-Iran-Iraq là một bước quan trọng trong sự thay đổi chiến lược ấy.

Thứ hai, việc nhường lại cuộc chiến chống khủng bố cho Nga-Syria-Iran-Iraq sẽ giúp Mỹ rảnh tay hái quả ngọt từ cuộc chiến này, chờ cơ hội thực hiện mưu đồ.

Ngày 16/10/2016, The Telegraph có nhận định rằng, Mỹ không muốn tiêu diệt tận gốc rễ khủng bố, nhất là khủng bố IS. Khi đó dư luận hoài nghi về nhận định này, song thực tế hành xử của Washington thì lại chứng minh đó dường như là sự thật.

Đó là việc Washington được cho là đã mở cửa biên giới Syria cho IS chạy từ Iraq sang và củng cố lực lượng. Moscow và Damascus nhiều lần chỉ trích hành động này sau khi IS nhiều lần quyết tái chiếm Palmyra, gây thiệt hại lớn cho Nga và Syria.

Nước cờ hiểm của Putin khiến Mỹ phải lộ tẩy

Nay, việc thanh tẩy cho IS chưa thể thực hiện, và điều này sẽ không thể thực hiện nếu IS thoi thóp. Do vậy, để đảm bảo mưu kế không phá sản thì nhường cho Nga-Syria-Iran-Iraq đánh IS là nhất cử lưỡng tiện.

Bởi nếu không có Mỹ tham gia thì Nga-Syria-Iran-Iraq không thể tận diệt IS. Đơn giản là nó vẫn được nuôi dưỡng bởi chính thực thể đã sinh ra nó. Khi cuộc chiến bất thành thì Washington sẽ tái xuất, nhưng không phải tiêu diệt IS mà thanh tẩy cho nó.

Có thể nhận diện điều đó qua phát biểu của Tổng thống Trump rằng: "Chúng tôi đã kiểm soát dầu mỏ Syria và quân đội chúng tôi sẽ là những người bảo vệ nguồn dầu mỏ này. Đó là tất cả những gì chúng tôi làm ở Syria". Trong khi IS sống bằng buôn bán dầu mỏ lậu.

Vì vậy, khi Tổng thống Trump nêu ý tưởng nhường lại cuộc chiến chống IS cho Nga-Syria-Iran-Iraq, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif đã chỉ trích Mỹ chơi trò 2 mặt, là vừa tấn công IS, vừa gây hại cho lực lượng chống IS.

Tóm lại, theo giới phân tích, nhường cuộc chiến chống IS cho Nga-Syria-Iran-Iraq là Mỹ muốn cứu IS đồng thời cũng là cứu vãn mưu đồ "chính trị hóa khủng bố" của mình. Chưa biết diễn tiến sẽ ra sao, chúng ta cùng chờ xem.

Ngọc Việt

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/my-nhuong-cuoc-chien-chong-is-cho-nga--syria--iran--iraq-3397566/