Mỹ thử thành công động cơ tên lửa khủng khiếp hơn 9M729

Mỹ vừa công bố bức ảnh thử nghiệm thành công hệ thống động cơ dành cho tên lửa siêu thanh thuộc Chương trình Khai hỏa hoạt động (OpFires).

Vụ thử được thực hiện tại Trung tâm Thử nghiệm Redstone của Quân đội như một phần của hợp đồng Giai đoạn 2. Cuộc thử nghiệm đã thành công đúng như yêu cầu đề ra khi động cơ hoạt động ổn định, sức đẩy đủ để đưa tên lửa bay với tốc độ siêu thanh.

"Việc hoàn thành 2 giai đoạn đầu trong chương trình OpFires giúp chúng tôi có thể đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chương trình và đưa vào trang bị dòng tên lửa siêu thanh có tầm bắn xa hàng đầu hiện nay", Giám đốc chương trình OpFires, Trung tá Joshua cho biết.

Mỹ thử động cơ dành cho OpFires .

Mỹ thử động cơ dành cho OpFires .

Mục tiêu của Mỹ với chương trình OpFires là tạo ra một hệ thống tên lửa siêu thanh tầm trung bố trí trên mặt đất có thể xuyên thủng hệ thống phòng không hiện đại của đối phương để tấn công các mục tiêu nhạy cảm về thời gian.

OpFires sử dụng động cơ tên lửa độc đáo có thể điều tiết giúp thay đổi lực đẩy làm cho nó trở thành một nền tảng linh hoạt để mang đầu đạn đi các khoảng cách khác nhau - rất phù hợp để giải quyết các nhu cầu về Hỏa lực Chiến lược Tầm trung của Lục quân (Medium Range Strategic Fires).

Tổ hợp sử dụng khung gầm đa dụng 5 trục bánh lốp Oshkosh PLS được kỳ vọng sẽ làm cho OpFires trở thành một vũ khí thuận tiện và linh hoạt cả cho nhiều loại nhiệm vụ và cả trong bảo trì, bảo dưỡng kỹ thuật.

Một bệ phóng gồm ba container vận chuyển-phóng cùng tên lửa bên trong sẽ cố định trên khung gầm; trước khi phóng, tên lửa sẽ được nâng lên vị trí thẳng đứng; buồng lái của xe chở-phóng tên lửa này sẽ tích hợp tất cả các thiết bị điều khiển.

Tổ hợp này có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải và triển khai mà không cần đến các hệ thống hỗ trợ đặc biệt như cần cẩu, radar, hệ thống làm mát và sưởi ấm… Lockheed Martin đang tích hợp OpFires trên các loại xe hiện có Hệ thống tải Palletized, cho phép chúng biến đổi thành một bệ phóng OpFires trong vòng vài phút và ngược lại mà không cần thiết bị chuyên dụng hoặc tái cấu hình phương tiện.

Theo thiết kế, OpFires có tầm bắn tối đa 5.500km và có vận tốc cực đại lên tới gần Mach 10. Như vậy, về tầm bắn, OpFires tương đương với tên lửa 9M729 của Nga (loại tên lửa Mỹ tố Nga vi phạm INF khi còn hiệu lực), trong khi tên lửa Mỹ nhanh hơn 9M729 gấp nhiều lần.

Theo kế hoạch, đến cuối năm 2021, chương trình OpFires sẽ đánh giá phản biện thiết kế (Critical Design Review - CDR). Đến thời điểm đó, việc thử nghiệm các cấu phần sẽ được hoàn thành và nhà thầu sẽ có thể bắt đầu lắp ráp để thử nghiệm bay chính thức sản phẩm vào năm 2022.

Triển vọng động cơ tiết lưu sẽ được sử dụng trong tầng thứ hai của tên lửa OpFires. Tầng đầu tiên có nhiệm vụ tăng tốc tên lửa lên tốc độ siêu âm và vượt qua các lớp dày đặc của khí quyển. Các thử nghiệm tầng này được lên kế hoạch từ tháng 11-12/2021.

Giai đoạn sau - động cơ mới với khả năng thay đổi lực đẩy và tắt quá trình cháy trên quỹ đạo bay hướng tên lửa vào mục tiêu tấn công. Dựa trên kết quả khảo sát, Mỹ sẽ lựa chọn nhà thầu sản xuất tên lửa mới mang tính cách mạng, và thử nghiệm bay toàn diện vào năm 2023.

Giới chuyên gia cho rằng, những tuyên bố của Mỹ về OpFires rất ấn tượng, nhất là tạo thế đối trong trong phân khúc siêu thanh với Nga. Nhưng không lấy gì đảm bảo rằng Mỹ có thể thực hiện chương trình đúng như kế hoạch.

Và ngay cả khi cả khi OpFires bay thử thành công vào năm 2023, thì đến khi đó Nga đang bắt tay vào việc phát triển những tên lửa siêu thanh thế hệ mới hơn của mình. Hiện tại Nga đã thành công với loạt chương trình siêu thanh Zircon, Kinzhal, Avangard.

Thùy Dung

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/quoc-phong/vu-khi/my-thu-thanh-cong-dong-co-ten-lua-khung-khiep-hon-9m729-3434293/