Mỹ tính bỏ F-35, thay bằng cái mới

Nga và Hoa Kỳ chạy đua với các nền tảng trên không thế hệ thứ sáu

Ảnh: Leonid Faerberg / Transport Photo Images / Global Look Press

Ấn phẩm The Drive dự đoán sắp xảy ra sự kết thúc đối với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, bao gồm máy bay F-22, F-35 của Mỹ, Su-57 của Nga và J-20 của Trung Quốc.

Các máy bay mới sẽ được thay thế không chỉ vượt trội, hơn hẳn so với những chiếc máy bay thế hệ cũ mà chúng còn dựa trên một ý tưởng thiết kế hoàn toàn khác.

"Phán quyết" này dựa trên nhận xét của Trợ lý mua sắm Không quân Mỹ Will Roper, người đã công bố bước đột phá đạt được trong chương trình Next Generation Air Dominance (NGAD) – Thống lĩnh không gian của thế hệ mới.

Nguyên mẫu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu đã được chế tạo xong và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 9 vừa rồi.

Chương trình được giữ bí mật hết sức nghiêm ngặt. Người ta chỉ biết rằng Không quân Mỹ tham gia thực hiện dự án cùng với các "công ty chế tạo máy bay". Không có công ty nào được nêu tên. Hoàn toàn không hay biết gì về chiếc máy bay mới. Không có một đặc điểm nào được phát hiện, không rõ kích thước, thiết kế khí động học, vũ khí, và đó là máy bay có người lái hay không người lái ...

Thậm chí không biết chuyến bay đầu tiên của nguyên mẫu đã diễn ra tại căn cứ không quân nào. Và cả chi phí của dự án, chi tiết mà trước đây ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ thường phải báo cáo trước Quốc hội và người nộp thuế thì lần này cũng không thấy nói đến.

Đúng là, thông điệp về chuyến bay đầu tiên của loại máy bay mới được cung cấp thông tin có tính chất chung chung, không nhằm mục đích vén bức màn bí mật, mà chỉ là để quảng cáo khả năng công nghệ vô tận của ngành công nghiệp máy bay.

Nguyên mẫu được thiết kế hoàn toàn bằng phương pháp kỹ thuật số. Do đó, những sai lầm mà con người thường mắc phải đều bị loại trừ.

“Chúng tôi hướng tới những hệ thống tinh vi nhất từng được tạo ra và đã kiểm tra toàn bộ tiềm năng của công nghệ kỹ thuật số này. Trên thực tế, chúng tôi đã đưa ra một cái gì đó thực sự kỳ diệu”. Ông Will Roper nói.

Về mặt công nghệ, Mỹ đã từng làm điều tương tự trong quá trình hợp tác phát triển máy bay chiến đấu huấn luyện siêu thanh eT-7 Red Hawk với Thụy Điển. Công ty Boeing của Mỹ và công ty Saab của Thụy Điển đã sử dụng kỹ thuật số và kiến trúc mở.

Tuy nhiên, trải nghiệm này, theo Roper, không thể so sánh được với những điều kỳ diệu của công nghệ được sử dụng để tạo ra máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu. Tuy nhiên, những điều kỳ diệu mà NGAD tạo ra trong không trung không được tường thuật trực tiếp.

"Tôi không nghĩ rằng việc chế tạo một chiếc máy bay duy nhất chiếm ưu thế trong việc thực hiện mọi nhiệm vụ và trong mọi trường hợp, mọi thời gian là hợp lý". Điều này có nghĩa là Mỹ, trong khuôn khổ của chương trình “Thống lĩnh không gian của thế hệ mới”, đang tạo ra một nền tảng có thể chứa các nội dung khác nhau.

Nghĩa là, họ sẽ tạo ra một dòng máy bay mà trong đó mỗi chiếc sẽ thích nghi tối đa với việc giải quyết một loạt nhiệm vụ nhất định. Nhưng tất cả những máy bay này sẽ bổ sung cho nhau nhiều nhất có thể. Tức là sẽ có cả máy bay có người lái và không người lái, tương tác chặt chẽ với nhau.

Có lẽ sẽ có sự chuyên môn hóa về vũ khí - tên lửa, điện tử, năng lượng. Do đó, dự án sẽ phát triển tuần tự, bắt đầu bằng việc sửa đổi cơ bản máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, sau đó sẽ được bổ sung những phẩm chất mới khi công nghệ tiếp tục phát triển.

Người Mỹ cực kỳ lạc quan về thời điểm xuất hiện của những chiếc máy bay hoàn thiện. Những gì họ giải thích là thời gian sẽ rất ngắn để đạt được không chỉ cho việc thiết kế chế tạo mà còn cho những thử nghiệm ảo, được cung cấp toàn bộ bởi công nghệ thiết kế kỹ thuật số.

Có tin đồn rằng việc mua sắm NGAD cho Không quân Mỹ có thể bắt đầu sớm nhất vào năm 2022.

Đây là điều mà Hoa Kỳ khó lòng thực hiện. Tất cả mọi người, kể cả nhà chiêm tinh gia Elon Musk, đều gọi NGAD là “người đánh dấu chấm hết” cho các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Thế nhưng, việc sản xuất F-35 (mà NGAD dự định kết liễu) hiện vẫn chưa đạt mức như kế hoạch. Hơn nữa, một số dự án tham vọng hơn ở quy mô quốc gia đang được phát triển tại Hoa Kỳ.

Trước hết, phải kể đến máy bay ném bom chiến lược B-21 Raider. Từ năm sau, Hoa Kỳ phải bắt đầu tiến hành mua gần hai trăm loại sáng kiến mới nhất cho "Đại bàng" nổi tiếng - F-15EX Advanced Eagle.

Việc thay thế máy bay huấn luyện T-38 đã lỗi thời bằng eT-7 Red Hawk và đổi mới phi đội máy bay tiếp dầu bằng máy bay KC-46 Pegasus mới, được chế tạo trên cơ sở máy bay thân rộng Boeing 767, cũng phải được bắt đầu.

Và Lực lượng Không quân cũng phải chi tiền cho việc phát triển ICBM chiến lược trên mặt đất (GBSD) và sau đó phải sản xuất để thay thế cho ICBM Minuteman-3 đã lỗi thời.

Do đó, các kết quả cụ thể của chương trình NGAD, mà Không quân Hoa Kỳ có thể sử dụng trong thực tế, sẽ xuất hiện không sớm hơn nửa sau của những năm 30. Và trước đó, các công nghệ tiên tiến khác nhau sẽ được thử nghiệm trên một số nguyên mẫu.

Cái chính và khó nhất trong đó không phải là vũ khí tác động năng lượng mà là trí tuệ nhân tạo. Hơn nữa, AI phải ở mức độ phát triển đến độ có thể hoàn toàn tin tưởng vào máy bay từ lúc cất cánh đến khi hạ cánh.

Ngoài ra, các nhà lý thuyết đã đưa ra một số yêu cầu đối với máy bay thế hệ thứ sáu như:

- Phải có sự hiện diện tùy chọn của người lái, kể cả khi máy bay có sử dụng người lái hay không;

- Khả năng cơ động cao cho mọi chế độ bay;

- Khả năng thay đổi hình dạng;

- Khả năng tàng hình thậm chí còn lớn hơn trong tất cả các quang phổ;

- Sử dụng radar quang tử vô tuyến, làm tăng đáng kể phạm vi phát hiện kẻ thù;

- Có thể đi ra trong không gian gần;

- Có lớp vỏ bọc thông minh, là hệ thống rô bốt đa chức năng gồm các mô-đun thu phát thu nhỏ cho mục đích định vị ra-đa và quang học, cũng như các mô-đun cho chiến tranh mạng, được cấy vào bề mặt thân máy bay;

- Tự động phục hồi các sự cố và hư hỏng khác nhau;

- Sự hiện diện của vũ khí laser và điện từ.

Rõ ràng là không phải tất cả các yêu cầu này đều có thể thực hiện được ở mức độ phát triển công nghệ hiện nay. Do đó, hiện tại chỉ có thể tạo các máy bay "thế hệ thứ sáu" bị cắt xén về mặt chức năng.

Điều này đúng với trường hợp máy bay không người lái tấn công siêu thanh “Okhotnik”, được coi là máy bay thế hệ thứ sáu của Nga. Việc phát triển là bí mật. Tuy nhiên, chiếc máy này cũng đáp ứng được một số tiêu chí.

Đặc biệt, "Okhotnik" có khả năng vừa độc lập thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, vừa được dẫn đường cùng với Su-57. Máy bay không người lái này dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm 2024.

Về phần Su-57, ngay cả khi đã được đưa vào biên chế, nó vẫn tiếp tục các chuyến bay thử nghiệm vì nó được dùng để thử nghiệm các hệ thống được thiết kế cho máy bay thế hệ thứ sáu.

Đặc biệt, Nga có kế hoạch để làm cho nó có hệ thống điều khiển tự chọn. Nghĩa là, nó được cho là tạo ra một sửa đổi không người lái. Dự kiến trong tương lai gần, nó sẽ thử nghiệm một radar quang tử vô tuyến, các thử nghiệm nguyên mẫu đã được hoàn thành thành công vào cuối tháng 8 tại Tổng công ty “Vega”, do “Ruselectronics” nắm giữ.

Tất Thịnh (Theo “Bình luận quân sự” Nga)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-tinh-bo-f-35-thay-bang-cai-moi-3420457/