Mỹ từ bỏ INF: Cuồng ngạo, bất chấp luật pháp quốc tế

Tham vọng của Mỹ có thể đẩy châu Âu vào một cuộc chiến tranh hạt nhân với Nga.

Thật đáng kinh ngạc với tiêu chuẩn kép của người Mỹ.

Đầu tiên Hoa Kỳ đã đơn phương bãi bỏ hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) năm 2002. Và hiện tại, Washington cũng đang đơn phương đe dọa sẽ rời bỏ hiệp ước kiểm soát vũ khí mang tính bước ngoặt thứ hai, Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1987.

Mặc dù, Washington liên tục cáo buộc Nga vi phạm kiến trúc kiểm soát vũ khí toàn cầu. Nhưng chính Washington là phía đã không ngừng xâm lấn vào an ninh quốc gia của Nga trong hai thập kỷ qua với việc mở rộng lực lượng NATO đến sát biên giới Nga, bao gồm cả việc triển khai các hệ thống tên lửa. Chưa hết, Washington còn buộc tội Mát-cơ-va vi phạm các biện pháp kiểm soát vũ khí một cách thô thiển và vô căn cứ.

Hoa Kỳ sẽ cảm thấy thế nào, nếu Nga nói sẽ triển khai các hệ thống tên lửa ở Mexico? Tuy nhiên, Mỹ đang làm tương tự ở biên giới Nga, sau đó quay lại và cáo buộc Mát-cơ-va là kẻ đi xâm lược. Suy nghĩ của Người Mỹ ở đây có phần kiêu ngạo, và “ngờ nghệch”.

Tuần này, các quan chức Mỹ và Nga đã gặp nhau tại Geneva để thảo luận về INF và các vấn đề xung quanh hiệp ước ở cả hai bên. Nhưng phía Mỹ đã từ chối tham gia vào các cuộc đàm phán chi tiết về những bất đồng giữa hai bên. Washington từ chối các cuộc đàm phán chi tiết và chỉ lặp đi lặp lại các mối đe dọa của mình để đơn phương bãi bỏ INF.

Mỹ sẽ từ bỏ hiệp ước INF như đã làm với ABM trước đó

Bây giờ có vẻ chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi INF trong hai tháng tới. Việc bãi bỏ hiệp ước, được ký kết từ năm 1987 giữa cựu Tổng thống Ronald Reagan và cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev, có thể sẽ là bàn đạp cho sự trở lại của tên lửa hạt nhân tầm trung của Mỹ tại châu Âu chĩa vào Nga.

Đây là một bước thụt lùi đáng kinh ngạc. Mát-cơ-va đã cảnh báo rằng nếu Mỹ từ bỏ INF, họ sẽ buộc phải đáp trả bằng cách lắp đặt tên lửa sẽ nhắm vào các đồng minh châu Âu của Mỹ. Đây sự đổ vỡ đáng tiếc về kiểm soát vũ khí và hợp tác an ninh toàn cầu.

Nhưng ai chịu trách nhiệm?

Chính Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho bước thụt lùi này. Không có để phải nghi ngờ gì về điều đó.

Câu hỏi phải được đặt ra là: phía nào đã liên tục tìm cách phá hoại an ninh toàn cầu?

Bất kỳ nhà quan sát khách quan nào cũng có thể thấy rằng Mỹ và việc hủy bỏ ABM năm 2002, sau đó là sự bành trướng không ngừng các lực lượng tấn công NATO đối với Nga là tác nhân chính.

Các cáo buộc của phương Tây chống lại Nga, sự gây hấn này chẳng khác gì Chiến dịch Barbarossa năm 1941 của Đức Quốc xã. Gần đây các phương tiện truyền thông phương Tây liên tục lên tiếng về sự xâm lược của Nga.

Vậy, sự bất bình của Mỹ và NATO có liên quan đến INF là gì?

Họ tuyên bố Nga đang vi phạm INF vì phát triển tên lửa hành trình phóng từ mặt đất 9M729 hay còn gọi là Novator.

Nga phủ nhận tuyên bố đó và đã nhiều lần yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp bằng chứng hoặc chi tiết khiếu nại của mình để đàm phán giải quyết vấn đề này. Nhưng Washington kiên quyết từ chối cung cấp thông tin chi tiết, vì vậy các cuộc đàm phán không tìm được tiếng nói chung và thất bại ở Geneva trong tuần này là một minh chứng cho điều đó.

Novator 9M729 của Nga trở thành cái cớ để Mỹ đơn phương rời khỏi hiệp ước INF

Trong khi đó, Washington đã triển khai các hệ thống tên lửa ở Rumani và Ba Lan, vi phạm hiệp ước một cách trơ trẽn nhất. Washington gọi các hệ thống tên lửa này là phòng thủ và chống lại các mối đe dọa từ Iran.

Thật nực cười. Chẳng ai có thể chấp nhận một cái cớ như vậy. Những hệ thống tên lửa này đe dọa trực tiếp tới an ninh của Mát-cơ-va, đặt nước Nga vào nguy cơ bị tấn công hạt nhân bởi Mỹ.

Chỉ có một cách duy nhất để giải quyết những vấn đề này là tổ chức các cuộc đàm phán tôn trọng lẫn nhau trong khuôn khổ INF. Nhưng phía Mỹ rõ ràng không muốn đàm phán, thậm chí còn làm bùng lên các nguyên cớ nhằm đối đầu trực diện với Nga.

Thái độ không khoan nhượng của Washington chắc chắn làm dấy lên nghi ngờ rằng phía Mỹ không quan tâm đến các cuộc đàm phán với Nga trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Hoa Kỳ đang đấu tranh cho một cái cớ của riêng mình để xé toạc INF như đã làm với ABM.

Bằng cách tuyên rằng Nga đang vi phạm các điều khoản INF, Mỹ đang tự cấp giấy phép mở rộng lực lượng và hệ thống tên lửa ở châu Âu cho mình để đe dọa Nga.

Đây là một hành động phạm luật của Hoa Kỳ, nhưng là một phần của toàn bộ khuôn mẫu ứng xử, theo đó Washington coi mình đúng trên bất kỳ luật pháp hay quy tắc ứng xử quốc tế nào trong việc theo đuổi tham vọng bá quyền.

Washington buộc tội Mát-cơ-va vi phạm INF là đặt châu Âu trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân, điều này chẳng có gì lạ khi Mỹ luôn là người hưởng lợi trong các cuộc chiến tranh.

Cố gắng buộc tội Nga vì động cơ vụ lợi của mình rõ ràng là trò đùa tồi tệ nhất có thể tưởng tượng trong lịch sử.

May mắn là, người Nga với trí thông minh chính trị và khả năng quân sự của mình luôn biết cách đối phó với những “trò đùa” kiểu như vậy và cuối cùng với Mỹ luôn là sự bất lực. Tầng lớp chính trị của Mỹ nghĩ rằng họ biết tất cả, đứng trên tất cả. Mỹ luôn kiêu ngạo, tự cho mình cái quyền đứng trên các quy tắc ứng xử và luật pháp quốc tế.

Như Ý

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/my-tu-bo-inf-cuong-ngao-bat-chap-luat-phap-quoc-te-3373163/