Mỹ từng muốn xuất khẩu F-14 cho Trung Quốc, nhưng sao lại thất bại?

Khi mối quan hệ Trung – Mỹ còn đang trong thời kỳ trăng mật, Mỹ từng có ý định bán chiến đấu cơ hiện đại nhất của họ khi đó là F-14 Tomcat cho Trung Quốc, nhưng thương vụ bất thành.

F-14 Tomcat làm một trong những chiến đấu cơ thế hệ 4 đầu tiên được chế tạo trên thế giới; F-14 Tomcat được coi là chiến đấu cơ huyền thoại của hải quân Mỹ, khi chúng giữ vai trò tiêm kích hạm chủ đạo trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh vào giai đoạn căng thẳng nhất.

F-14 Tomcat làm một trong những chiến đấu cơ thế hệ 4 đầu tiên được chế tạo trên thế giới; F-14 Tomcat được coi là chiến đấu cơ huyền thoại của hải quân Mỹ, khi chúng giữ vai trò tiêm kích hạm chủ đạo trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh vào giai đoạn căng thẳng nhất.

F-14 bay thử lần đầu vào năm 1970, được đưa vào biên chế vào lực lượng không quân Hải quân Mỹ từ năm 1974. Năng lực của F-14 được đánh giá là vượt trội so với các máy bay của Liên Xô cùng thời kỳ, mãi tới khi Su-27 xuất hiện, khoảng cách giữa chiến đấu cơ Mỹ và Liên Xô mới bị phá bỏ.

F-14 là một trong những máy bay chiến đấu linh hoạt nhất trong biên chế của Hải quân Mỹ vào thời điểm đó, hoạt động như một máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên biển, máy bay đánh chặn phòng thủ của hạm đội và một phương tiện trinh sát chiến thuật trên không.

F-14 áp dụng thiết kế cánh quét (cánh cụp, cánh xòe), một thiết kế mang tính biểu tượng của cuối thập niên 1960, hai cánh đuôi đứng; nhìn qua hình dạng của nó giống như một mũi tên bắn ra, mang đầy tính khoa học viễn tưởng. Khi thiết kế, phần mũi được hạ thấp một chút, để phi công có thể tăng khả năng quan sát.

Không quân Trung Quốc vào thập niên 1970/80 được xếp loại có lực lượng không quân lạc hậu, nếu so với Liên Xô và các nước phương Tây; lý do là Trung Quốc không có cơ hội tiếp cận công nghệ hàng không hiện đại, vì trước đó Trung Quốc chủ trương “Quốc phòng tự lực”.

Các loại chiến đấu cơ chủ lực của Trung Quốc khi đó đều là các bản sao máy bay của Liên Xô, được phát triển vào thập niên 1950 như J-6 (bản sao của MiG-19), J-7 (bản sao của MiG-21) và J-8 (cải tiến MiG-21, khi tăng thêm một động cơ và làm to, dài thêm). J-6 không có radar, J-7 có radar nhưng kích thước nhỏ, J- radar công suất yếu.

Khi đó, Trung Quốc được Mỹ "lấy lòng" và đã chào hàng cho Trung Quốc nhiều vũ khí hiện đại, để giúp Bắc Kinh hiện thực hóa chương trình “4 hiện đại”. Và câu chuyện về F-14 khi đó, đã từng gần như thuộc sở hữu của Quân đội Trung Quốc.

Vào những năm 1980, Không quân Trung Quốc muốn trang bị một loại máy bay chiến đấu tiên tiến, đoàn đại biểu của Không quân Trung Quốc đã đến phương Tây để thị sát. F-14, F-16 của Mỹ và Mirage 2000 của Pháp, cùng nhiều các loại máy bay chiến đấu khác đều được xem xét.

Vào thời điểm đó, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đang trong thời kỳ “trăng mật”, và Mỹ đã cố gắng xuất khẩu F-14 cho Trung Quốc, vừa để tạo lòng tin với Bắc Kinh, vừa tìm thị trường cho loại chiến đấu cơ này; khi trước đó, chỉ có Iran là khách hàng duy nhất.

Nhưng khi đó, Trung Quốc mới cải cách và mở cửa, điều kiện kinh tế chưa đủ để mua loại chiến đấu cơ đắt tiền và hiện đại như vậy.

Thứ hai, chính phủ Mỹ rất chặt chẽ về công nghệ, họ không đồng ý chuyển giao công nghệ và chỉ có thể mua thành phẩm. Do đó, thương vụ xuất khẩu F-14 sang Trung Quốc đã không thành hiện thực.

Nhưng theo các chuyên gia, vấn đề không phải là “tiền”, vì yêu cầu hiện đại hóa lực lượng không quân của Trung Quốc khi đó rất cấp bách; điều ngăn cản Trung Quốc nhập F-14 là do hạ tầng không quân quân sự của Trung Quốc khi đó đều được xây dựng theo tiêu chuẩn Liên Xô.

Nếu Trung Quốc trang bị máy bay chiến đấu của Mỹ, họ phải thay đổi toàn bộ hạ tầng hàng không quân sự, từ radar dẫn đường, sân bay, cung cấp nhiên liệu. Nếu đầu tư như vậy, Trung Quốc khó có thể kham nổi.

Điều quan trọng hơn là tính “thực dụng” của người Mỹ, khi kiên quyết không để có “F-14 phiên bản Trung Quốc”, khi chỉ bán máy bay, chứ không có chuyển giao công nghệ như đã làm với Nhật Bản. Điều này đã chứng minh tính đúng đắn của người Mỹ, khi sau này, chứng kiến hàng loạt Su-27 “phiên bản Trung Quốc” với tên gọi J-11.

Điều quan trọng nữa là Đài Loan, vùng lãnh thổ chưa về với đất mẹ Trung Quốc, lại được sự cam kết bảo vệ của Mỹ; nếu Trung Quốc dùng vũ lực thống nhất Đài Loan, thì bí mật của những chiếc F-14, đương nhiên được Mỹ cung cấp cho Đài Loan; biến những chiến đấu cơ hiện đại nhất của Trung Quốc thành “con tin”, hoặc để “làm cảnh”.

Một điều không kém phần quan trọng nữa, đó là sau khi ông Mikhail Gorbachev lên làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, mối quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc được cải thiện và Trung Quốc đã tranh thủ mua được nhiều công nghệ quốc phòng, thuộc dạng tối mật của Liên Xô khi đó, như chiến đấu cơ Su-27.

Khi có được thỏa thuận mua Su-27 của Liên Xô, với những toan tính của Bắc Kinh, Trung Quốc đã nhanh chóng sở hữu công nghệ chế tạo chiến đấu cơ hiện đại. Khi quan hệ quốc phòng giữa Bắc Kinh và phương Tây bước vào thời kỳ “băng giá”, thì Trung Quốc đã sở hữu những chiến đấu cơ hiện đại, hoàn toàn có thể đương đầu với F-14 hay F-15 của Mỹ và đồng minh.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/my-tung-muon-xuat-khau-f-14-cho-trung-quoc-nhung-sao-lai-that-bai-1719590.html