Mỹ vội lập NATO Ả-rập khi Nga bán vũ khí kỉ lục

Từ khi cột mốc cạnh tranh vũ khí Nga-Mỹ tại vùng đất nóng được xác lập, giá trị đơn đặt hàng của Nga đã tăng 25 lần, với Mỹ thì...

Washington khẩn trương thúc đẩy thành lập NATO Ả-rập, dù khủng hoảng ngoại giao Vùng Vịnh vẫn chưa kết thúc

Ngày 14/11, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo cho biết, Mỹ và Qatar bắt đầu thúc đẩy tiến trình thảo luận về việc thành lập Liên minh Chiến lược Trung Đông, theo đề xuất của Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu năm.

Tiến trình bắt đầu từ chuyến thăm Mỹ của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Qatar Khalid Al-Attiyah và có cuộc trao đổi với Ngoại trưởng Mike Pompeo về việc thành lập một "liên minh Ả-rập Sunni".

"Ngoại trưởng Mỹ và Phó Thủ tướng Qatar thảo luận hướng tới thành lập Liên minh Chiến lược Trung Đông, với sự ủng hộ của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh, thúc đẩy sự thịnh vượng, an ninh và ổn định trong khu vực", thông cáo của Bộ ngoại giao Mỹ.

Phó Thủ tướng Qatar Khalid Al-Attiyah và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo

Xin nhắc lại hồi tháng 1/2018, Tổng thống Trump đã đề xuất thành lập Liên minh Chiến lược Trung Đông - dựa trên một hiệp ước an ninh tập thể - và liên minh này được gọi là "NATO Ả-rập".

NATO Ả-rập có nòng cốt là 6 quốc gia của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh là Qatar, Kuwait, Bahrain, Ả-rập Saudi, Oman, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) cùng với Ai Cập và Jordan.

Theo quan điểm của Washington, mục đích thành lập Liên minh Chiến lược Trung Đông chỉ trong phạm vi các quốc gia Hồi giáo dòng Sunni là nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran - quốc gia Hồi giáo dòng Shi'ite - ở vùng đất nóng.

Điều này rút kinh nghiệm từ thất bại bởi các sáng kiến tương tự của Mỹ trong việc thiết lập một tổ chức hiệp ước an ninh tập thể - giống như NATO - gồm tất cả các thành viên Ả-rập - cả Shi'ite và Sunni - chống lại Iran trong quá khứ.

Tuy nhiên, điều đáng nói là trong thời điểm hiện tại, việc ra đời của NATO Ả-rập bị cho là cũng không dễ dàng, chứ nói gì đến tồn tại và thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành mục tiêu chống lại sự ảnh hưởng của Tehran.

Lý do là cuộc "Khủng hoảng ngoại giao Vùng Vịnh" - từ tháng 6/2017 giữa Qatar và "liên minh phong tỏa" gồm Ả-rập Saudi, UAE, Bahrain và Ai Cập xoay quanh việc Doha bị cho là tài trợ khủng bố và thân thiện với Tehran - vẫn chưa kết thúc.

Vì vậy, trước khi đàm phán về việc thành lập NATO Ả-rập, ông Pompeo và ông Attiyah đã thảo luận về biện pháp phá vỡ bế tắc trong quan hệ giữa Qatar với liên minh phong tỏa an ninh, để Doha có thể bắt tay với "những người anh em".

Điều đó cho thấy Washington đã quá vội vã xúc tiến việc thành lập NATO Ả-rập và mục đích dường như không phải là chống lại mối đe dọa từ Iran từ hay lực lượng khủng bố tại Trung Đông, mà có thể là từ lý do khác với mục đích khác.

Mở rộng căn cứ Al-Udeid là một cách buộc đồng minh mua vũ khí Mỹ

Washington vội vã xúc tiến việc thành lập NATO Ả-rập chỉ vì vũ khí Nga đang ngày càng hút tại Trung Đông

Gần 40 năm qua, cụ thể là khi Thủ tướng Saddam Hussein trở thành tổng thống Iraq và tại Iran diễn ra cuộc Cách mạng Hồi giáo lật đổ vương quyền, Trung Đông đã trở thành vùng đất nóng khi cuộc đua làm "Bá chủ Trung Đông" có thêm 2 ứng viên nặng ký.

Trong khi Trung Đông là vùng đất giàu tài nguyên - nhất là có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới - khiến cho vùng đất nóng trở thành nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng của chính sách ngoại giao nước lớn trong thời Chiến tranh Lạnh.

Chính vì bất ổn lại giàu có nên Trung Đông đã biến thành thùng thuốc súng với nhiều dây cháy chậm. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc thì vùng đất nóng lại bị xoáy vào thế giới đơn cực xoay quanh trục Mỹ nên thùng thuốc súng vẫn không thể giảm nhiệt.

Sau khi chính sách can thiệp của Mỹ tạo ra nhiều sản phẩm lỗi, hậu quả là sự ra đời các tổ chức khủng bố như Taleban, Al-Qeada hay Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, thùng thuốc súng Trung Đông được nối với nhiều dây cháy chậm hơn nữa.

Thùng thuốc súng càng nóng thì Trung Đông càng trở thành thị trường vũ khí béo bở và Mỹ gần như đã độc chiếm thị trường này, nhất là trong thời hậu Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, khi Tổng thống Putin đạo diễn ván cờ Syria thì Mỹ đã có đối thủ đe dọa.

Sau khi Mỹ có được Thỏa thuận 350 tỷ USD với Ả-rập Saudi trong chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Trump đến vùng đất nóng, cuộc cạnh vũ khí Nga-Mỹ tại Trung Đông đã bắt đầu bằng chuyến thăm lịch sử của Quốc vương Salman đến Nga.

Tuy nhiên, khi đó giá trị thỏa thuận giữa Moscow và Riyadh chỉ là 2,5 tỷ USD nên dường như không gây ấn tượng gì với Washington và "các tay lái súng Mỹ" tập trung vào việc khai thác giá trị "Thỏa thuận thế kỷ 350 tỷ USD."

Giá trị đơn hàng vũ khí Nga từ Trung Đông tăng 25 lần

Song khi Nga gặt hái thành quả trong cuộc chiến chống khủng bố và cả lực lượng đánh khủng bố với mục đích khác tại Syria, thì sức hút với vũ khí Nga đã tăng mạnh, nhất là tại thị trường Trung Đông - xào huyệt của chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Nhận ra những bất thường trong hiện thực giá trị Thỏa thuận 350 tỷ USD cũng như việc đón nhận đơn hàng mới và bất lợi trước sức hút của vũ khí Nga từ cuộc chiến chống khủng bố, Mỹ tung nhiều chiến thuật quảng bá và ép đồng minh mua vũ khí.

Từ tạo kịch bản khủng hoảng chính trị-ngoại giao đến gửi những "bức thông điệp mang hình viên đạn", thậm chí áp dụng ngoại giao bất quy tắc bằng lời lẽ hù dọa đồng minh, song đơn đặt hàng vũ khí từ Trung Đông gửi tới Mỹ không bao tăng nhiêu.

Với Nga thì ngược lại. Ngày 12/11 vừa qua, khi tham gia Triển lãm hàng không quốc tế Bahrain 2018 (BIAS-2018), ông Aleksander Mikheev, Tổng giám đốc Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport, cho biết nhu cầu với vũ khí Nga đang tăng mạnh.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/my-voi-lap-nato-a-rap-khi-nga-ban-vu-khi-ki-luc-3369236/