Nấc cụt liên tục, gái trẻ bàng hoàng khi biết bị ung thư

Liên tục nấc cụt không rõ nguyên nhân, Vương đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây, cô bàng hoàng khi được thông báo mắc ung thư dạ dày.

Trước khi nấc cụt liên tục, Vương (Trung Quốc) không cảm thấy đau hay ngứa trong người. Trong thời gian nhập viện điều trị, Vương lục lại thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể dẫn đến ung thư.

Trước khi nấc cụt liên tục, Vương (Trung Quốc) không cảm thấy đau hay ngứa trong người. Trong thời gian nhập viện điều trị, Vương lục lại thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể dẫn đến ung thư.

Bình thường, Vương thích uống đồ nóng như nước, sữa, trà nóng... Cô cũng hay thức khuya để làm việc nên ăn đêm là khó tránh khỏi. Rất có thể những thói quen xấu này là nguyên nhân uy hiếp sức khỏe dạ dày của cô gái 29 tuổi.

Rất may, nữ lập trình viên phát hiện bệnh sớm nên được điều trị kịp thời. Thông qua trường hợp của Vương, bác sĩ nhấn mạnh nấc cụt xảy ra sau ăn có thể do khó tiêu hoặc tình trạng đầy hơi. Tuy vậy, ung thư dạ dày cũng có thể gây nên.

Nguyên nhân bởi các tế bào ung thư ảnh hưởng đến dây thần kinh phế vị hoặc cơ hoành gần đó, gây ra những cơn nấc liên tục. Ngay cả khi còn trẻ, nếu nấc liên tục nhiều giờ sau ăn tối thì bạn không nên thờ ơ.

Thực tế, thói quen sinh hoạt hàng ngày làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Một trong số đó là việc thích ăn đồ cay nóng. Màng nhầy của đường tiêu hóa rất mỏng, chỉ chịu được mức nhiệt từ 50-60 độ C. Nếu nhiệt quá cao sẽ làm tổn thương chúng, tăng nguy cơ gây bệnh.

Uống rượu nhiều cũng kích thích niêm mạc dạ dày, từ đó gây tổn thương niêm mạc làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, ung thư.

Đáng nói, thống kê chỉ ra rằng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở người nghiện rượu lên tới 82%. Loại đồ uống này được xem là nỗi uy hiếp lớn nhất đối với dạ dày.

Chế độ ăn cũng được cho là yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày như ăn quá mặn, ăn nhiều thực phẩm hun khói, các loại thịt đỏ, thịt đã qua nhiều công đoạn chế biến, rau quả ngâm giấm. Các chất nitrates, nitrites có trong thịt đã chế biến cũng có thể được một số loài vi khuẩn, trong đó có H.P chuyển đổi thành những phức hợp có thể gây ung thư dạ dày.

Người nhiễm khuẩn H.P cũng dễ đối diện với căn bệnh. Ở đó, vi khuẩn H.P (Helicobacter pylori) sống trong dạ dày, dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày, sát cạnh các tế bào biểu mô, không xâm nhập các mô. H.P sống được trong môi trường axit ở dạ dày vì nó đòi hỏi ôxy ở mức độ rất thấp và sản xuất ra nhiều urease, urease sẽ chuyển ure thành amoniac làm cho môi trường sinh sống của HP trở thành kiềm.

Ngoài ra HP còn sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này gây bệnh cho niêm mạc dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng. Ở một số người nếu vi khuẩn ở trong dạ dày thời gian dài nhiều năm có thể gây ung thư dạ dày. Khoảng 65 - 80% số trường hợp ung thư dạ dày có liên quan đến vi khuẩn này. Ảnh: Sohu, Internet.

Mời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh khó chịu với tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews.

Định Tâm (Theo Sohu)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/doi-song/nac-cut-lien-tuc-gai-tre-bang-hoang-khi-biet-bi-ung-thu-1510637.html