Năm 2019: Công tác trợ giúp pháp lý, dịch vụ một cửa liên thông của Sở Tư pháp Ninh Bình đạt nhiều kết quả khả quan

Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Ninh Bình (Trung tâm) được thành lập theo Quyết định số 1159/QĐ-UB ngày 6-10-1997 của UBND tỉnh Ninh Bình thực hiện chức năng, nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Hiện nay, tổ chức của Trung tâm đã được củng cố và kiện toàn gồm: Lãnh đạo Trung tâm và 02 Phòng chuyên môn (Phòng Hành chính tổng hợp và Phòng Nghiệp vụ); với 22 biên chế (trong đó: 08 Trợ giúp viên pháp lý và 14 chuyên viên; có 01 công chức và 04 viên chức trình độ Thạc sĩ Luật, 15 cử nhân Luật và 02 chuyên ngành khác).

Qua nhiều năm hoạt động, Trung tâm đã khẳng định được vị trí, vai trò trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được TGPL, giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật cho người dân nói chung và các đối tượng được thụ hưởng dịch vụ TGPL nói riêng.

Trong năm 2019, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) và Dịch vụ một của (DVMC) tại Sở Tư pháp Ninh Bình đã thụ lý trong kỳ 345 vụ việc, trong đó, số vụ việc hoàn thành là 339

Trong năm 2019, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) và Dịch vụ một của (DVMC) tại Sở Tư pháp Ninh Bình đã thụ lý trong kỳ 345 vụ việc, trong đó, số vụ việc hoàn thành là 339

Theo quy định Quyết định số 17/QĐ-STP ngày 11-4-2017 của Giám đốc Sở Tư pháp Ninh Bình ban hành quy chế hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là đầu mối tập trung hướng dẫn, thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, tiếp nhận hồ sơ tổ chức chuyển đến bộ phận chuyên môn giải quyết, đồng thời thực hiện việc trả kết quả cho cá nhân, tổ chức theo đúng quy định, đúng thẩm quyền thuộc các lĩnh vực Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp. Tại đây, đã niêm yết công khai, đầy đủ TTHC thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, về cơ bản đã trang bị đầy đủ máy tính, máy in… trang thiết bị cần thiết cho hoạt động chuyên môn của cán bộ thực hiện công tác tiếp nhận hồ sơ TTHC đảm bảo TTHC được giải quyết đúng thẩm quyền, thời gian theo quy định.

Trong năm 2019, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) và Dịch vụ một của (DVMC) tại Sở Tư pháp Ninh Bình đã thụ lý trong kỳ 345 vụ việc, trong đó, số vụ việc hoàn thành là 339.

Trung tâm đã phối hợp với Hội Phụ nữ tỉnh, Hội Người khuyết tật tỉnh, Liên Đoàn lao động thành phố Tam Điệp và các xã tuyên truyền pháp luật về TGPL năm 2017, Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Người khuyết tật 2010, Luật An ninh mạng năm 2018, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thi hành cho 1.859 người tham dự; thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho 252 trường hợp (nam 106, nữ 146); gồm người có công 43, người nghèo 112, người dân tộc thiểu số cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn 53, người khuyết tật có khó khăn về tài chính 37, nạn nhân bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính 7) với 252 vụ việc về các lĩnh vực pháp luật (dân sự - hôn nhân gia đình 152, hành chính 01, lĩnh vực khác 99).

Cùng với đó, Trung tâm đã phối hợp với tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương như Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội người khuyết tật tỉnh, Liên Đoàn lao động thành phố Tam Điệp. Nội dung phối hợp chủ yếu về tổ chức tuyên truyền và tư vấn pháp luật cho hội viên Hội phụ nữ, hội viên Hội người khuyết tật và người lao động (công nhân) tại cơ sở.

Việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở Tư pháp trong năm đã có nhiều chuyển biến tích cực được ghi nhận. Để người dân và các tổ chức, cá nhân thuận tiện trong việc tiếp cận thông tin, Sở Tư pháp thường xuyên cập nhật công khai, đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết; thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận và trả kết quả vào tất cả các ngày làm việc trong tuần.

Bên cạnh đó, dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua đường bưu điện tại Sở Tư pháp cũng được người dân đánh giá cao. Theo đó, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyết TTHC tư pháp chỉ cần đến bưu điện gửi hồ sơ, cán bộ bưu chính sẽ có trách nhiệm nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa Sở Tư pháp và khi có kết quả sẽ chuyển trực tiếp đến tận tay người dân.

Bên cạnh đó bộ phận một cửa thuộc Sở Tư pháp Ninh Bình còn tham gia ý kiến vào Dự thảo Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chiến lược phát triển lý lịch tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Phối hợp với Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia – Bộ Tư pháp rà soát thông tin lý lịch tư pháp 6 tháng đầu năm 2019; Đề nghị một số cơ quan có liên quan xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích cho công dân có hộ khẩu thường trú tại Ninh Bình;

Thông báo cho một số cơ quan có liên quan về việc cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Tham gia vào dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện thí điểm phương thức cấp phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính, đăng kí cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến.

Có được những kết quả như nêu trên là do Trung tâm được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Tư pháp, sự phối hợp và tạo điều kiện của các cấp ủy chính quyền địa phương nên hoạt động TGPL nói chung, hoạt động tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định. Các cấp chính quyền ở cơ sở đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của chính sách TGPL tạo thuận lợi trong việc phối hợp tổ chức các hoạt động TGPL.

Đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý (TGV) được hoàn thiện dần, đến nay Trung tâm đã có 8 TGVPL được đào tạo bài bản, năng động nên việc tư vấn, bảo vệ quyền lợi của người dân được nâng lên một bước đáng kể.

Bên cạnh những kết quả đạt được Trung tâm vẫn còn có những hạn chế, khóa khăn cơ bản như: cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế, chưa đáp ứng được cho công tác triển khai hệ thống cổng điện tử một cửa của tỉnh Ninh Bình, chưa cung cấp đầy đủ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 cho người dân, doanh nghiệp;

Hầu hết hồ sơ trễ hẹn là người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có án tích do phải xác minh đầy đủ tình trạng án tích của họ tại các cơ quan có liên quan, để thực hiện xác nhận đối với người đủ điều kiện đương nhiên xóa án tích.

Trung bình mỗi vụ việc, cần phải xác minh tình trạng án tích tại 4 cơ quan có liên quan nên dẫn đến tính trạng mất nhiều thời gian xác minh; Số lượng cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chủ yếu là cán bộ mới, được biệt phái, trưng tập từ các đơn vị sự nghiệp nên chưa có kinh nghiệm, chưa qua thực tiễn hoạt động và thường xuyên có sự thay đổi người nên việc đào tạo, tập huấn chuyên môn, kỹ năng giải quyết thủ tuc hành chính, tiếp công dân cho cán bộ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả không đạt được hiệu quả như mong muốn;

Số lượng người dân chưa biết về quyền được TGPL, tham gia dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí của mình còn nhiều. Hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người dân, đặc biệt hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn do người dân ít có điều kiện được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng nên khó khăn trong việc truyền thông đúng như kế hoạch.

Mặc dù đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý đã phát triển, nhưng đội ngũ còn trẻ hóa, số lượng Trợ giúp viên pháp lý có kinh nghiệm trong giải quyết vụ việc TGPL còn hạn chế. Vụ việc người dân cần TGPL chủ yếu là lĩnh vực Đất đai rất phức tạp, nhạy cảm, thời điểm người dân tìm đến dịch vụ TGPL đôi khi quá muộn so với vụ việc yêu cầu TGPL xảy ra trên thực tế, dẫn đến bất lợi cho người dân, Trợ giúp viên trong thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan có lợi cho vụ việc thực hiện TGPL.

Vì thế trong thời gian tới, để thực hiện tiếp nhận và giải quyết kịp thời các TTHC, khắc phục tình trạng giải quyết quá hạn đối với TTHC cấp phiếu lý lịch tư pháp, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả bảo đảm niêm yết công khai, minh bạch, kịp thời các thông tin TTHC nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tiếp cận, thực hiện TTHC.

Cùng với đó, cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị triển khai tốt hệ thống cổng điện tử một cửa của tỉnh Ninh Bình, cung cấp đầy đủ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 cho người dân và doanh nghiệp. Tăng cường công tác quán triệt, nâng cao trách nhiệm, ý thức thực thực thi công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác tiếp công dân. Tạo điều kiện cho cán, công chức, viên chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cũng như chuyên viên, Trợ giúp viên công tác tại Trung tâm được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn, kỹ năng tiếp công dân để nâng cao năng lực, kỹ năng giải quyết TTHC.

Phát triển hơn nữa công tác truyền thông, trong đó tập trung vào một số giải pháp sau: Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông pháp luật về TGPL đến với nhân dân nhất là người có công với cách mạng, người nghèo ở vùng sâu, vùng xa, nâng cao nhận thức của người dân về công tác TGPL bằng nhiều hình thức, nội dung truyền thông về TGPL đảm bảo đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện của địa bàn các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn cũng như trình độ dân trí để thu hút được sự quan tâm, chú ý của mọi người dân;

Tăng cường sự phối hợp giữa Trung tâm TGPL với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan truyền thông trên địa bàn thực hiện tốt công tác truyền thông về TGPL và chính sách pháp luật của Nhà nước, đảm bảo thực hiện có hiệu quả, đúng số vụ việc trên thực tế được các cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, giải quyết việc TGPL.

Xuân Thanh

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/nam-2019-cong-tac-tro-giup-phap-ly-dich-vu-mot-cua-lien-thong-cua-so-tu-phap-ninh-binh-dat-nhieu-ket-qua-kha-quan-175800.html