Nam Cực mất 3.000 tỷ tấn băng trong 26 năm qua, Trái Đất sắp lâm nguy?

Băng tan với tốc độ nhanh dần là hậu quả của biến đổi khí hậu trên Trái đất trong những năm trở lại đây.

Nam Cực có thể đã mất gần 3.000 tỷ tấn băng từ đầu những năm 1990, thông tin này được đưa ra trong một nghiên cứu mang tính bước ngoặt được công bố trên Tạp chí Nature.

Những phát hiện mới đây là kết quả của cuộc khảo sát vệ tinh hoàn chỉnh nhất về sự biến đổi của số lượng băng ở Nam Cực cho đến nay do 84 nhà khoa học đến từ 44 tổ chức quốc tế cùng sự tham gia của NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu.

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, số lượng băng tanchảy trong giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2017 có thể lên tới 2.720 tỷ tấn.

Nam Cực mất 3.000 tỷ tấn băng trong 26 năm qua

Nam Cực mất 3.000 tỷ tấn băng trong 26 năm qua

Thật đáng tiếc, nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ băng tan chảy tăng gấp ba lần trong thời gian gần đây. Trước năm 2012, lục địa bị mất khoảng 76 tỷ tấn băng mỗi năm. Nhưng trong giai đoạn từ năm 2012 - 2017, con số này tăng vọt lên 219 tỷ tấn mỗi năm. Điều này tương đương với mức tăng 0,6 triệu mét trên mực nước biển toàn cầu mỗi năm.

Tổng cộng, mực nước biển đang tăng khoảng 3 mm một năm, theo NASA.

Băng Nam Cực đang mất đi là một vấn đề đáng báo động, đủ để hiểu rằng những tác động của biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân loại trong hiện tại và tương lai. Băng tan chảy hoàn toàn có thể nâng mực nước biển cao lên 58 mét và đủ khả năng làm ngập hoàn toàn các thành phố ven biển trên khắp thế giới.

Bài liên quan

Băng Bắc Cực đang tan chảy nhanh nhất trong 1.500 năm

"Từ lâu, chúng tôi nghi ngờ rằng những thay đổi về khí hậu của Trái đất sẽ ảnh hưởng đến các dải băng", Andrew Shepherd, Giáo sư chuyên ngành Quan sát Trái đất từ Đại học Leeds cho biết.

“Nhờ sự giúp đỡ của các vệ tinh, giờ đây chúng tôi có thể tự tin theo dõi tốc độ tan băng trên trái đất để có kế hoạch đối phó kịp thời.

Theo phân tích của chúng tôi, đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng băng bị mất từ Nam Cực trong thập kỷ qua và mực nước biển ngày nay đang dâng cao nhanh hơn bất cứ lúc nào trong 25 năm qua", Shepherd nói thêm.

Theo Giáo sư Shepherd, có một sự kết hợp nhiều yếu tố dẫn đến tỷ lệ tan băng tăng lên trong những năm gần đây, và tất cả đều là những chỉ số về biến đổi khí hậu. Chúng bao gồm sự tăng lên của các dòng sông băng Nam Cực, làm ấm dần vùng biển Amundsen phía tây lục địa và giảm việc hình thành các khối băng ở Đông Nam Cực.

Các kết quả mới phát hiện trong nghiên cứu ở trên cũng có ý nghĩa trong việc dự đoán sự gia tăng mực nước biển toàn cầu trong tương lai. Dựa trên dữ liệu thu thập được trong giai đoạn từ năm 1992 - 2011cho thấy mực nước biển đã dâng cao thêm vài cm. Đây là con số đáng báo động.

Video: Khối băng khổng lồ 1.000 tỷ tấn đang tách ra khỏi Nam cực

Twila Moon, nhà khoa học thuộc Trung tâm Dữ liệu Băng Tuyết Quốc gia, Đại học Colorado xác nhận rằng, Nam Cực đang mất băng với tốc độ ngày càng nhanh.

"Tiếp tục mất băng ở Nam cực là mối quan tâm lớn của toàn nhân loại, việc này ảnh hưởng lớn đến cộng đồng ven biển, con người và cơ sở hạ tầng trên toàn cầu. Tin vui là việc hạn chế biến đổi khí hậu có thể làm chậm tốc độ mất băng và có nhiều giải pháp được chứng minh rằng có thể làm giảm biến đổi khí hậu. Đây chính là lúc chúng ta phải hành động", ông Moon nói.

Nguồn VTC: https://vtc.vn/nam-cuc-mat-3000-ty-tan-bang-trong-26-nam-qua-trai-dat-sap-lam-nguy-d406682.html