Năm điểm nóng mới nhất có thể kích hoạt Thế chiến 3

Chúng tôi xin lược dịch bài tổng hợp với tiêu đề trên của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Ilia Polonski.

Bài viết về công trình nghiên cứu của các chuyên gia Trường đại học tổng hợp Uppsala Thụy Điển để bạn đọc tham khảo. Các ảnh trong bài là của tác giả I.Polonski . Bài đăng trên “Bình luận quân sự”(Nga) ngày 7/12/2017.

“Trường đại học tổng hợp Uppsala- trường đại học lâu đời nhất không chỉ của riêng Thụy Điển mà còn của toàn bộ vùng Scandinavia được thành lập từ năm 1477.

Carl Linnaeus (Nhà thực vật học, bác sỹ kiêm nhà động vật học người Thụy Điển), Anders Celsius (Nhà thiên văn học người Thụy Điển. giáo sư thiên văn học tại Đại học Uppsala), nhà khoa học Johan Valerius – tất cả họ đã từng học hoặc làm việc tại Trường đại học tổng hợp Uppsala.

Hiện nay, Trường có một trường phái nghiên cứu khoa học xã hội- nhân văn rất uy tín, đặc biệt là trong các lĩnh vực chính trị học và khoa học về xung đột.

Cách đây không lâu, các nhà nghiên cứu xung đột của Uppsala đã đưa ra dự báo về các tâm điểm (điểm nóng) có thể làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ ba. Theo những phân tích của các chuyên gia trường Uppsala, hiện nay trên thế giới có 5 điểm nóng chủ yếu như vậy.

Thế giới hiện đại đang thay đổi rất nhanh chóng. Đó không chỉ là các thay đổi liên quan đến cuộc cách mạng công nghệ quy mô lớn chưa từng thấy. Mà những thay đổi đó còn được thể hiện ở việc “các trung tâm quyền lực” mới đang tăng sức mạnh chính trị và kinh tế của mình ở quy mô toàn cầu. Cụ thể, trong thập kỷ gần đây tiềm lực kinh tế của nhiều quốc gia Châu Á tăng rất nhanh.

Bối cảnh thế giới hiện nay có nhiều nét tương đồng với thời kỳ giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới trước đây. Vào khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến, sau thất bại của Đức và Áo- Hung, nước Anh bị chiến tranh làm kiệt quệ và và nước Pháp dần mất đi sự hùng mạnh vốn có của mình.

Đã xuất hiện một đối thủ mạnh của hai nước trên - đó là Mỹ, Mỹ đã củng cố được ảnh hưởng của mình, đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai và đã biến thành cường quốc mạnh nhất trong thế giới hai cực.

Vào nửa đầu của thế kỷ XX, Phương Tây đã ngăn chặn thành công tham vọng trở thành một siêu cường và ý đồ gia tăng ảnh hưởng trên toàn bộ khu vực Châu Á- Thái Bình Dương của Nhật Bản.

Tiếp theo, trong toàn bộ nửa sau thế kỷ XX, thế giới sống trong tình trạng đối đầu giữa hai hệ tư tưởng và chính trị. Cuối cùng, Liên Xô sụp đổ, chủ nghĩa cộng sản thoái trào ở các nước Đông Âu XHCN cũng như tại phần lớn các nước Châu Á và Châu Phi có định hướng thân Xô Viết.

Trong những năm 1990, Mỹ coi mình là một “Ông chủ thế giới”, là “Sen đầm quốc tế” thực sự. Liên minh Châu Âu tuy vẫn được mệnh danh là “Trung tâm sức mạnh” thứ hai sau Mỹ nhưng “Bà già Châu Âu” đã suy yếu nhiều, ngày càng đánh mất vị thế của mình.

Trong khi đó, Trung Quốc phát triển rất nhanh. Trong thời gian không xa nữa, ngay cả Mỹ cũng có thể không cạnh tranh được với Trung Quốc và vấn đề ở đây không chỉ ở quy mô dân số (Dân sốTrung Quốc hơn Mỹ mấy lần), mà còn ở những điểm khác biệt của nền kinh tế.

Ngoài Trung Quốc ra thì Ấn Độ - quốc gia có dân số tỷ người này cũng đang nỗ lực gia cường sức mạnh thông qua tăng trưởng kinh tế và nước này hoàn toàn có cơ hội để tìm kiếm một vai trò quan trọng hơn trên bản đồ chính trị thế giới trong tương lai.

Thế giới hiện đại đã không thể tiếp tục tồn tại theo các quy tắc hình thành sau Thế chiến thứ hai. Tại sao Ấn Độ với dân số một tỷ người và nền kinh tế phát triển năng động lại không được xếp vào hàng “các cường quốc thế giới”, trong khi có những nước nhỏ hơn so với Ấn Độ như Pháp hoăc Đức lại vẫn là “các cường quốc ”?

Trên thế giới hiện nay có 3 “trung tâm quyền lực”.

Thứ nhất- đó là Mỹ, nước này tuy vẫn đối mặt với một số vấn đề nội bộ nghiêm trọng, nhưng vẫn giữ vai trò hàng đầu thế giới cả về chính trị lẫn kinh tế.

Nền kinh tế Mỹ đảm bảo hơn 24% GDP thế giới, đồng đôla vẫn là đồng ngoại tệ thế giới chủ yếu, những đối thủ của đồng đôla hiện vẫn chưa thể cạnh tranh được với nó về quy mô ảnh hưởng.

Nước Mỹ có một quân đội mạnh và điều quan trọng hơn cả- Mỹ có nguồn lực tài chính không hạn chế cho phép nước này áp đặt quan điểm của mình đối với phần lớn các nước trên thế giới.

Ở những nơi Mỹ chưa thực sự tự tin vào vị thế của mình, họ tích cực sử dụng “đội quân thứ năm”, tổ chức các cuộc đảo chính, nổi dậy, cách mạng và nội chiến (Nam Tư, Libya, Sirya, Ucraine và v.v là các ví dụ).

Mỹ tìm cách vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu những đối thủ hiện có và đối thủ tiềm tàng của mình bằng nhiều công nghệ khác nhau, đồng thời tập hợp xung quanh mình rất nhiều vệ tinh.

Ví dụ, tại Châu Âu hiện tại có hàng loạt các nước là thành viên của EU có thể được xếp vào hàng ngũ “ đối tác đàn em” của Mỹ. Trong số đó có: Ba lan, Lithuani, Latvia, Estonia, còn ngoài phạm vi EU- đó là Ucraine.

Tích cực vận dụng hệ tư tưởng “dân chủ”, Mỹ sẵn sàng hợp tác với tất cả những lực lượng có lợi cho Mỹ, bất kể bản chất thực của chế độ đó là như thế nào.

Chúng ta đã thấy, Mỹ coi Gaddafi hoặc Miloshevich là các nhà độc tài, trong khi đó lại tìm mọi cách hỗ trợ các quốc vương phong kiến các nước Vùng Vịnh Persich, - những nơi vẫn duy trì các chế độ thời Trung cổ và có những vi phạm quyền con người.

Liên minh Châu Âu có thể được xếp là “Trung tâm sức mạnh” thứ hai, nhưng trên thực tế vị thế của tổ chức xuyên quốc gia này đang lung lay. Đồng Euro dù mạnh nhưng ít phổ biến và không có phạm vị ảnh hưởng bằng đồng đôla.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/nam-diem-nong-moi-nhat-co-the-kich-hoat-the-chien-3-3350289/