Nắng Xuân đến sớm với đại ngàn Tây Nguyên

Đã từ lâu, mùa Xuân Tây Nguyên là mùa mở hội không chỉ với đồng bào các dân tộc sinh sống trên đại ngàn, mà còn là mùa thu hút du khách khắp nơi đến trải nghiệm văn hóa đời sống đặc sắc ở các buôn làng.

Tây Nguyên mừng Xuân trọn mùa khô, từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau và cũng tổ chức ngày Tết trọng thể vào đầu năm mới để cầu may mắn, được mùa, cầu cho Giàng (trời) phù trì, con người thuận hòa, của cải sinh sôi, con cái lớn khôn. Khác với mùa ẩm thấp mưa Xuân của phía Bắc và mùa gió Xuân phương Nam, Tây Nguyên chan hòa nắng ấm phù hợp để nhiều địa phương tái dựng nhiều nghi lễ văn hóa đặc sắc của cộng đồng, thu hút du lịch và bảo tồn tập quán phong tục cho dân tộc mình.

Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Puch, BĐBP Gia Lai cùng đón Tết với bà con làng Goòng, xã Ia Puch, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Puch, BĐBP Gia Lai cùng đón Tết với bà con làng Goòng, xã Ia Puch, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Các đội biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên luyện tập sẵn sàng cho những ngày lễ hội mừng Đảng, mừng Xuân.

Lễ ăn cơm mới của dân tộc Ê Đê thường được tổ chức vào dịp thu hoạch mùa xong trên nương rẫy và năm mới.

Những vòng xoang ở Tây Nguyên là ký ức đáng nhớ nhất, kết nối cộng đồng, tăng sự đoàn kết và tạo ra hứng khởi cho năm mới.

Mùa Xuân cũng là mùa người Jrai làm lễ bỏ mả (Pơ-thi) để tiễn người đã khuất về với tổ tiên, trong đó, không thể thiếu phần chuẩn bị các bức tượng nhà mồ.

Mùa Xuân đến, hoa dã quỳ rực rỡ mang màu sắc đặc trưng nở tràn trên các dải đất bazan là hình ảnh ưa thích đối với khách du lịch.

Thúy Hằng (Thực hiện)

Nguồn Biên Phòng: http://bienphong.com.vn/nang-xuan-den-som-voi-dai-ngan-tay-nguyen-sxu/