NASA công bố khoảnh khắc hiếm hoi của thiên hà đang 'hấp hối'

Kính viễn vọng không gian Hubble vừa gửi về Trái đất hình ảnh tuyệt đẹp về khoảnh khắc một thiên hà đang 'hấp hối', có tên NGC 1947, từ chòm sao Dorado (Kiếm Ngư).

 Thiên hà NGC 1947 được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Scotland - Janes Dunlop là một thiên hà có dạng thấu kính. Nghĩa là nó nằm trung gian giữa một thiên hà elip và thiên hà xoắn ốc trong phân loại hình thái.

Thiên hà NGC 1947 được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Scotland - Janes Dunlop là một thiên hà có dạng thấu kính. Nghĩa là nó nằm trung gian giữa một thiên hà elip và thiên hà xoắn ốc trong phân loại hình thái.

Sự tàn lụi và cái chết của thiên hà NGC 1947 là không thể đảo ngược khi nó tiếp tục mất đi vật chất hình thành sao cơ bản, nên khó có khả năng tạo ra các ngôi sao mới và tiếp tục mờ dần theo thời gian.

Thiên hà là một hệ thống lớn các thiên thể và vật chất liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn bao gồm sao, tàn dư sao, môi trường liên sao chứa khí bụi vũ trụ và vật chất tối - một loại thành phần quan trọng nhưng chưa được hiểu rõ.

Các thiên hà có nhiều đặc điểm đa dạng từ các thiên hà lùn chứa vài triệu sao đến những thiên hà khổng lồ chứa hàng nghìn tỷ sao, mỗi ngôi sao đều quay quanh khối tâm của thiên hà chứa nó.

Thiên hà chứa rất nhiều hành tinh, hệ sao, quần tinh và các loại đám mây liên sao. Ở giữa những thiên thể này là môi trường liên sao bao gồm khí, bụi và tia vũ trụ.

Thiên hà được phân loại theo hình dáng bề ngoài của chúng. Một dạng thường gặp là thiên hà elip, mà hình dáng tổng thể của nó giống như hình elip thiên hà xoắn ốc có dạng đĩa với những nhánh bụi xoắn ốc chứa các sao và những thiên thể khác.

Những thiên hà có hình dạng bất thường được xếp thành thiên hà vô định hình và phần lớn chúng có nguồn gốc từ sự hỗn loạn trong tương tác hấp dẫn với những thiên hà lân cận

Có xấp xỉ 2 nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ quan sát được. Đa số có đường kính từ 1.000 đến 100.000 parsec và hai thiên hà lân cận thường nằm cách nhau vài triệu parsec.

Mặt Trời của chúng ta chỉ là một trong số hàng tỉ ngôi sao thuộc thiên hà Milky Way (Dải Ngân Hà), và chính thiên hà của chúng ta cũng chỉ là một trong hàng trăm tỉ thiên hà khác.

Có 4 loại thiên hà hoạt động chính: Blazar, thiên hà Seyfert, quasar và thiên hà vô tuyến. Chúng có các đặc điểm riêng, nhưng người ta cho rằng vẻ ngoài khác nhau là do cường độ hoạt động và góc độ mà ta quan sát chúng.

Thiên hà là những vật thể sâu, đa số chúng ở khoảng cách hàng triệu năm ánh sáng so với Trái Đất. Điều này tạo ra những thử thách thú vị và đáng giá cho các nhà thiên văn học nghiệp dư.

Phần lớn các thiên hà phân bố ngẫu nhiên hoặc nằm trong những tập hợp gọi là nhóm thiên hà và đám thiên hà. Ở cấu trúc lớn hơn nữa là các siêu đám thiên hà. Trên quy mô lớn nhất, những tập hợp này thường sắp xếp lại thành các sợi và lớp thiên hà với xung quanh là khoảng không khổng lồ

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/nasa-cong-bo-khoanh-khac-hiem-hoi-cua-thien-ha-dang-hap-hoi-1523416.html