NASA tìm kiếm thiết kế cho cỗ máy chinh phục 'hỏa ngục' Sao Kim

NASA đang tìm kiếm từ cộng đồng khắp thế giới giải pháp cảm biến tránh chướng ngại vật có thể chịu được nhiệt độ và áp suất cực cao trên bề mặt Sao Kim cho chiếc xe địa hình trong mục tiêu khám phá bề mặt hành tinh nóng bỏng này, thông qua một cuộc thi 'Khám phá hỏa ngục: Tránh chướng ngại vật trên cỗ máy Rover'.

Sao Kim là một trong 4 hành tinh đất đá trong hệ Mặt Trời. Theo khối lượng và kích thước, nó gần giống với Trái Đất và đôi khi được gọi là "hành tinh chị em" hoặc "hành tinh sinh đôi" với Trái Đất.

Đường kính của Sao Kim là 12.092 km (chỉ nhỏ hơn 650 km so với Trái Đất) và khối lượng của nó bằng 81,5% khối lượng Trái Đất.

Tuy nhiên, địa hình, địa mạo trên bề mặt hành tinh khác xa Trái Đất, do hành tinh có một bầu khí quyển cacbon điôxít rất dày, khối lượng chiếm tới 96,5% khối lượng khí quyển với thành phần chủ yếu là cacbonic và những lớp mây nóng bỏng dày đặc chứa sunfuric.

Ngoài trở ngại về sức nóng với nhiệt độ bề mặt khoảng 462°C, được ví như hỏa ngục, áp suất bề mặt Sao Kim cũng là một thách thức khó khăn, lên tới 9.200 kPa so với của Trái Đất là 101,3kPa, cao gấp hơn 90 lần, áp suất này tương đương với áp suất ở độ sâu gần 1km dưới bề mặt đại dương trên Trái Đất, có thể biến chì thành vũng nước và biến tàu ngầm năng lượng hạt nhân xẹp lép như “con gián” một cách dễ dàng. Điều lý giải vì sao nhiều chỉ một số ít tàu vũ trụ tiếp cận được bề mặt Sao Kim, tuy nhiên chỉ hoạt động được trong một thời gian ngắn ngủi.

Tốc độ gió gần bề mặt Sa Kim thổi với vận tốc vài kilômét trên giờ, nhưng do mật độ khí quyển gần bề mặt cao, luồng gió tác động một lực lớn lên những chướng ngại vật nó thổi qua, và vận chuyển bụi và đá nhỏ đi khắp bề mặt hành tinh.

Chỉ riêng điều này cũng khiến cho con người đi bộ trên bề mặt hành tinh này cũng rất khó khăn, ngay cả khi nhiệt độ, áp suất và sự thiếu hụt ôxy không còn là một vấn đề.

 Minh họa cỗ máy rover thám hiểm Sao Kim chạy bằng sức gió. Nguồn: NASA/JPL-Caltech.

Minh họa cỗ máy rover thám hiểm Sao Kim chạy bằng sức gió. Nguồn: NASA/JPL-Caltech.

Trong lịch sử khám phá Sao Kim, chỉ có khoảng một chục tàu vũ trụ, cỗ máy máy tiếp cận được với bề mặt Sao Kim. Tuy vậy, phần lớn chúng chỉ hoạt động được vài phút đến vài chục phút trược khi bị áp suất làm bẹp nát, hay thậm chí tan xác ngay trong bầu khí quyển Sao Kim.

"Trái đất và sao Kim về cơ bản là anh em song sinh, nhưng Sao Kim đã biến đổi bất thường tại một thời điểm và trở nên khắc nghiệt. Bằng cách lên bề mặt Sao Kim để khám phá, chúng ta có thể hiểu điều gì đã khiến Trái đất và Sao Kim phân kỳ trên những con đường cực kỳ khác nhau và có thể khám phá một thế giới xa lạ ngay trong “sân sau” của chính chúng ta.", Jonathan Sauder, một kỹ sư cơ điện tử cao cấp tại Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực - Jet Propulsion Laboratory (JPL) và là nhà nguyên cứu chính cho cỗ máy trong môi trường khắc nghiệt (AREE ) nói.

Khám phá và nghiên cứu các đơn vị địa chất khác nhau trên bề mặt Sao Kim có thể giúp chúng ta hiểu được sự tiến hóa của hành tinh và có thể góp phần hiểu rõ hơn về khí hậu Trái đất.

Được cung cấp năng lượng bởi gió, AREE dự định dành nhiều tháng chứ không phải vài phút để khám phá địa hình Sao Kim.

AREE có thể thu thập dữ liệu khoa học dài hạn có giá trị. Khi cỗ máy thám hiểm khám phá hành tinh, nó cũng phải phát hiện các chướng ngại vật trên đường đi, như đá, khe nứt và địa hình dốc.

Và NASA đang tìm kiếm hỗ trợ từ cộng đồng cho thiết kế cảm biến đó. Cảm biến giành chiến thắng của cuộc thi sẽ được tích hợp vào cỗ máy.

Khó khăn của thử thách này là thiết kế một cảm biến không dựa vào các hệ thống điện tử bởi chúng đều “đột tử” khi nhiệt độ vượt quá 121oC và sẽ dễ dàng bị vô hiệu hóa trước môi trường cực đoan của Sao Kim. Đó là lý do tại sao NASA tìm kiếm giải pháp từ những nhà phát minh toàn cầu.

Ryon Stewart, điều phối viên của NASA tại Trung tâm vũ trụ Johnson nói: "NASA nhận ra rằng những ý tưởng tốt có thể đến từ bất cứ đâu và các cuộc thi là một cách tuyệt vời để thu hút sự quan tâm của công chúng và giúp mọi người khám phá không gian."

Người tham gia sẽ có cơ hội giành giải nhất trị giá 15.000 đô la, 10.000 đô la cho giải nhì và 5.000 đô la cho giải ba.

Giải pháp tham gia sẽ được chấp nhận cho đến ngày 29/5.

PV- Theo NASA.

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/quoc-te/chuyen-la-bon-phuong/nasa-tim-kiem-thiet-ke-cho-co-may-chinh-phuc-hoa-nguc-sao-kim-83459.html