NATO không thể đồng bộ vũ khí vì... hàng tồn từ thời Liên Xô

Một trong những yếu tố chính quyết định hiệu quả chiến đấu cao của NATO, chính là các tiêu chuẩn thống nhất về vũ khí. Tuy nhiên nhiều nước NATO hiện nay vẫn chưa thể thay thế được vũ khí Liên Xô trong quân đội.

Vấn đề không đồng bộ vũ khí, trang bị xuất hiện từ đầu những năm 90 của thế kỉ trước. Sau khi NATO mở rộng kết nạp thêm các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa cũ và Tổ chức Hiệp ước Warsaw.

Vấn đề không đồng bộ vũ khí, trang bị xuất hiện từ đầu những năm 90 của thế kỉ trước. Sau khi NATO mở rộng kết nạp thêm các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa cũ và Tổ chức Hiệp ước Warsaw.

Rời khỏi các liên minh trước đây và gia nhập tổ chức NATO, các quốc gia này vẫn giữ lại mô hình quân đội được xây dựng theo tiêu chuẩn của Liên Xô. Để chuẩn bị cho việc gia nhập liên minh, quân đội các nước này đã trải qua quá trình hiện đại hóa từng phần, nhưng việc đổi mới bị hạn chế và kéo dài theo thời gian.

Một số thành viên mới đã tìm cách trang bị lại cho bộ binh, phù hợp với các tiêu chuẩn của NATO. Tuy nhiên, ở các lực lượng khác, tình hình khó khăn hơn. Trên thực tế, hầu hết các quốc gia này vẫn vận hành các loại xe bọc thép của Liên Xô và không có khả năng thay thế chúng.

Trong những thập kỷ tồn tại cuối cùng của mình, Liên Xô đã tích cực giúp đỡ các thành viên NATO tương lai, bằng cách cung cấp BMP-1/2, T-72,... Một phần đáng kể của thiết bị như vậy, vẫn đang được sử dụng và chưa có triển vọng thay thế thực sự.

Ba Lan vẫn là nhà khai thác xe tăng Liên Xô lớn nhất, hiện có tới 130 xe tăng T-72A và T-72M1 và 250 chiếc đã được chuyển vào kho lưu trữ. Quân đội Bulgaria cũng giữ lại 90 phiên bản xe tăng chủ lực (MBT) của T-72M/M2. Hungary tiếp tục vận hành 44 MBT loại T-72M1. Bắc Macedonia vận hành 31 xe tăng T-72A...

Ba Lan cũng đang sở hữu biên đội xe bọc thép BMP-1 lớn nhất trong NATO, hơn 1.250 chiếc. Hy Lạp trong biên chế cũng có 190 xe loại này. Slovakia vẫn biên chế 150 BMP-1 và hơn 90 BMP-2 được cất giữ. Cộng hòa Séc đang sử dụng 120 BMP-2 và 100 BMP-1. Quân đội Bulgaria có 90 chiếc BMP-1 cũ hơn, trong khi Bắc Macedonia có 10-11 chiếc BMP-2.

Hầu hết các quốc gia buộc phải giữ nguyên thiết bị cũ của Liên Xô và không thể thay đổi để đáp ứng các tiêu chuẩn của NATO. Ngoại lệ duy nhất là Ba Lan, đã mua một số lượng lớn xe tăng Leopard 2 của Đức. Không chỉ xe tăng, các phương tiện khác như máy bay chiến đấu, trực thăng vận tải, hệ thống pháo binh... cũng trong tình trạng tương tự.

Tiếp tục vận hành vũ khí và thiết bị cũ, các thành viên NATO mới phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Trước hết, đó là sự tương thích không hoàn toàn với vũ khí của các nước còn lại trong NATO. Ví dụ, súng của xe tăng và xe chiến đấu bộ binh do Liên Xô và NATO sản xuất sử dụng các loại đạn khác nhau.

Các thiết bị và vũ khí do Liên Xô sản xuất đã có tuổi đời đáng kể và cần được bảo dưỡng và tân trang thường xuyên. Tuy nhiên, các thiết bị phụ tùng lại không đáp ứng được yêu cầu, các sản phẩm này chỉ có thể được mua từ Nga và NATO coi đây là mối đe dọa an ninh tiềm tàng.

Các nước NATO không thể giải quyết các vấn đề hiện có và họ đang cố gắng thực hiện các biện pháp nhất định. Ba Lan, Séc và một số quốc gia khác trước đây đã đề xuất một số dự án nâng cấp T-72 MBT, có thể giúp kéo dài thời gian sử dụng, đưa thiết bị vào các tiêu chuẩn của liên minh.

Một cách tốt để giải quyết tình trạng này là thay thế triệt để các mẫu cũ bằng mẫu mới. Nhưng việc tái vũ trang này chỉ thành công trong lĩnh vực vũ khí nhỏ. Chỉ có một số nước NATO có thể sản xuất và bán xe tăng, tuy nhiên chúng rất đắt. Do đó, các nước nhỏ và nghèo không thể trông chờ vào các vũ khí nhập khẩu hiện đại.

Mỹ là quốc gia NATO có ảnh hưởng nhất, nhận thấy vấn đề của các đồng minh và buộc phải giúp đỡ họ. Vào năm 2018, Chương trình Khuyến khích Tái cấp vốn Châu Âu (ERIP) đã được thông qua, nhằm hỗ trợ tài chính để đẩy nhanh việc tái vũ trang của và từ bỏ các thiết kế của Liên Xô để chuyển sang sử dụng các sản phẩm công nghiệp của Mỹ.

Cho đến nay, một số thành viên NATO châu Âu đã tham gia ERIP. Cùng với Mỹ, các quốc gia này lập kế hoạch mua sắm, xác định chủng loại và số lượng thiết bị được đặt hàng. Sau đó phía Mỹ thanh toán một phần đơn hàng mới và cung cấp các quyền lợi khác.

Tuy nhiên là chương trình ERIP vẫn chưa dẫn đến sự thay đổi căn bản tình hình. Số lượng các nước thành viên tham gia vẫn chưa lớn, khối lượng và cơ cấu đơn đặt hàng còn hạn chế. Khó khăn về tài chính, làm hạn chế nghiêm trọng tốc độ và kết quả của việc tái vũ trang.

Rõ ràng, tình hình sẽ không thay đổi trong tương lai gần. Vũ khí của các nước NATO sẽ vẫn có các mẫu do Liên Xô sản xuất, ở dạng nguyên bản hoặc hiện đại hóa. Điều này sẽ dẫn đến các vấn đề và thách thức hiện nay vẫn còn tồn tại, sẽ tiếp tục có tác động tiêu cực đến khả năng chiến đấu của từng quốc gia và cả NATO nói chung. Nguồn ảnh: Pinterest.

Không quân NATO sở hữu tiêm kích giá rẻ MiG-29 do Liên Xô sản xuất trong quá khứ. Nguồn: Vacum.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nato-khong-the-dong-bo-vu-khi-vi-hang-ton-tu-thoi-lien-xo-1510517.html