Nên chọn đại học nào giữa mùa dịch COVID-19?

Dịch COVID-19 tái bùng phát ở Việt Nam đang khiến nhiều bạn trẻ phân vân về trường đại học - nơi họ đăng ký những nguyện vọng (NV) ban đầu, rằng liệu trường có bị gián đoạn việc dạy hay không, có dẫn đến kéo dài quãng đời sinh viên của họ hay không?

Đây là một băn khoăn đúng đắn.

Ở Việt Nam hiện nay, chỉ có một số đại học “miễn nhiễm” được với dịch bệnh, vẫn có thể duy trì bình thường việc dạy và học, giúp sinh viên ra trường đúng thời hạn. Đấy là những trường đã đầu tư tốt về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cũng như có một đội ngũ giảng viên dạy online chuyên nghiệp.

Những trường như thế sẽ được các bạn trẻ ưu tiên xem xét trong mùa tuyển sinh 2020 năm nay. Nếu những trường đó có được những ngành các bạn thích, có mức học phí phù hợp… thì rõ ràng đấy là những trường hoàn hảo để các bạn đăng ký/đổi nguyện vọng.

Vẻ đẹp của thành phố biển Đà Nẵng

Vẻ đẹp của thành phố biển Đà Nẵng

Muốn dạy online tốt phải đầu tư nghiêm túc

Các bạn biết rằng, nếu đơn giản chỉ cần tổ chức vài lớp online với một vài giảng viên có kỹ năng IT tốt, mang tính làm mẫu, thì không phải là việc quá khó đối với nhiều trường đại học.

Nhưng nếu tất cả các lớp đều phải dạy online, và dạy cho khoảng 5.000 sinh viên trở lên thì rất ít trường đại học ở Việt Nam đảm bảo được. Vì:

- Phải có hàng trăm giảng viên có trình độ IT cao. Điều này trở thành một vấn đề lớn, đặc biệt với các đại học chuyên về Kinh tế, Quản trị, Xã hội Nhân văn, hay Sư phạm; hoặc những trường có đội ngũ giảng dạy đã lớn tuổi.

- Phải quản lý hồ sơ, tài liệu, lịch trình học tập của hàng ngàn sinh viên. Muốn vậy, cần có hệ thống quản lý đào tạo và hệ thống elearning platform đạt chuẩn. Thường thì các elearning platform đạt chuẩn có thể mua được hoặc thậm chí dùng các bản mã nguồn mở như Moodle, SAKAI,… Nhưng các phần mềm hệ thống quản lý đào tạo thì phải qua thời gian “thử lửa” với các quy định và quy trình học tập của từng trường, mà các phần mềm thương mại mua được trên thị trường thường không đáp ứng đủ các yêu cầu. Để đạt chuẩn về hệ thống quản lý đào tạo, thường các trường phải tự phát triển phần mềm hoặc mua từ các nhà cung cấp có cam kết hiệu chỉnh và đồng bộ phần mềm lại theo các yêu cầu cụ thể trong quản lý đào tạo và hành chính của nhà trường.

- Phải đầu tư nhiều tiền của cho hệ thống máy chủ, data center của trường. Nếu chỉ có vài trăm sinh viên (dưới 1.000) thì nhà trường vẫn có thể dùng các dịch vụ trên mạng cho giảng dạy trực tuyến, nhưng khi đã lên đến con số hàng ngàn thì chắc chắn nhà trường cần có data center với các máy chủ đảm bảo hiệu năng, các switch mạng tân tiến bên cạnh những tường lửa (firewall) an toàn. Thông thường một data center chí ít cũng phải yêu cầu chi phí đầu tư từ 1 triệu đô la trở lên và để hợp lý thì từ 2 triệu đô la trở lên mới có thể gọi là đảm bảo tương đối.

Không phải trường nào ở Việt Nam, dẫu có đến hàng chục ngàn sinh viên, cũng có khả năng hay chịu đầu tư cho hệ thống data center như vậy. Đây là chưa kể số sinh viên càng lớn thì giá trị của data center cũng theo đó mà nhân lên “theo cấp số” chớ không phải chỉ dừng lại ở con số 2 triệu đô la cần thiết. Có người sẽ nói, thời đại Cloud Computing nên trường học chẳng cần đầu tư cho data center mà chỉ cần mua các dịch vụ cloud trên mạng. Thật ra, nếu mua các dịch vụ cloud cho dăm ba hay vài chục người dùng thì thường là rẻ, chớ mua cho hàng ngàn người dùng (mà luôn đảm bảo tính đồng bộ) thì không chỉ tốn nhiều tiền mà còn ít linh động bằng có data center (để có thể tự xử các vấn đề khác nhau). Và trong thực tế, các trường đại học lớn trên thế giới đều đầu tư cho data center chớ không phải đi mua cloud service.

Hệ thống Data Center và thiết bị phục vụ giảng dạy online hiện đại

Đảm bảo nhiều yêu cầu khác

Ở Việt Nam, trong mùa dịch COVID-19 vừa rồi, nhiều trường tổ chức dạy online nhưng không phải trường nào cũng dạy online đạt yêu cầu. Bạn đừng nghĩ rằng, trường này, trường kia đầu tư dăm ba chục cái camera hay phòng dạy trực tuyến đạt chuẩn (đầy đủ AV), hoặc cho giảng viên dùng Google Docs, Skype để giảng dạy online… như vậy đã đảm bảo việc học tập trực tuyến qua mạng rồi. Thậm chí có các trường mua trên mạng những phần mềm hội nghị, lớp học trực tuyến chuyên dụng hơn như WebEx Meetings, Zoom Meetings hay Microsoft Teams…thì đó cũng chưa thể gọi là đảm bảo cho dạy online đúng nghĩa.

Vì sao vậy? Trường có các tiện ích dịch vụ nói trên, giảng viên cắm máy tính vào và dạy nhưng sự tương tác với sinh viên có đảm bảo chất lượng chưa? Lúc đó:

- Giảng viên không “câu giờ” được nên thường rút ngắn thời gian dạy online, và nếu học liệu cũng không cô đọng, súc tích thì khó mà dạy hiệu quả được. Cần có một hình thức học liệu khác và một hình thái dạy học khác, phục vụ giảng dạy online và trực tuyến, chớ không phải cứ bê bài giảng thường ngày lên online là xong.

- Tương tác qua dạy học online là không tập trung và liên tục như trong lớp học truyền thống. Khi giảng viên dạy trên lớp, không ít thì nhiều luôn có được sự chú ý và tập trung của toàn bộ sinh viên. Khi giảng dạy online, có thể nhiều sinh viên vẫn ngồi đó nhưng đang làm việc khác, hoặc ngồi đó mà nghe cũng như không nghe, nên mạch giảng chỉ cần đứt quãng đâu đó thì sinh viên sẽ chẳng hiểu gì. Giảng viên cần luôn đảm bảo có được sự tập trung của sinh viên bằng cách luôn đặt các câu hỏi nhỏ và thường xuyên thảo luận, tóm tắt lại các ý mới giảng để đảm bảo mọi người trong lớp đều liên tục hiểu bài.

- Học liệu online không phải bao giờ cũng có sẵn và đầy đủ ở mọi cơ sở giáo dục đại học. Một số trường có thể có một số môn học online mẫu với học liệu và ngân hàng câu hỏi chỉn chu, để làm mẫu khi cần. Nhưng nếu ngay lập tức, trong tình hình dịch bệnh mà đòi hỏi họ có ngay học liệu điện tử cho hàng trăm môn học thì khó. Chỉ những trường đã tiến hành giảng dạy trực tuyến lâu năm rồi thì mới có thể tích lũy được đầy đủ học liệu online như vậy.

Giảng viên và sinh viên trong một lớp học online

Đảm bảo được các yêu cầu trên thì vẫn còn một trở ngại cuối cùng mà không phải trường nào cũng vượt qua được, đó là Thi cử online. Các bạn nhớ lại, giai đoạn đầu của dịch bệnh COVID-19, trong tháng 3 và 4/2020, nhiều trường đã sắm các phần mềm lớp học, hội nghị trực tuyến và giảng dạy online như kiểu lớp học truyền thống, nhưng đến phần thi cử thì hầu hết đều bó tay, phải đợi hết dịch mới tiến hành. Có trường nói họ không cho thi online vì… để đảm bảo tính trung thực. Điều đó thật ra chỉ là cách nói. Lý do chính mà “trong nghề” ai cũng biết đó là:

- Hầu hết các trường không có đủ các ngân hàng câu hỏi ở các môn học. Các câu hỏi bài thi hay kiểm tra đã có như lâu nay hầu hết là tự luận, thiếu các câu hỏi trắc nghiệm mang tính khách quan với nhiều tương tác hơn và phù hợp hơn cho thi cử online.

- Không có đủ cơ sở hạ tầng mạng Công nghệ Thông tin cho thi cử trực tuyến qua mạng khi số sinh viên lên đến hàng ngàn. Nếu cần data center để đáp ứng nhu cầu học tập cơ bản online của một nhóm sinh viên đòi hỏi phải đầu tư 1 thì để thi cử online cũng cho đúng số sinh viên đó cùng một lúc sẽ đòi hỏi đầu tư từ 2 đến 3. Thử làm một phép toán đơn giản, 1 sinh viên có 5~7 môn học, mỗi môn có 1 bài thi cuối kỳ với trên dưới 20 câu hỏi. 1 bài thi cuối kỳ diễn ra trong 1~2 tiếng đồng hồ, và cả kỳ thi cuối kỳ diễn ra trong 1~2 tuần. Nếu một trường học có trên 5.000 hay 10.000 sinh viên thì độ phức tạp sẽ như thế nào trong 1~2 tuần thi cuối kỳ đó; hệ thống sẽ cần tải bao nhiêu sinh viên cùng một lúc khi thi để khỏi phải rớt; hệ thống cần năng lực bộ nhớ và xử lý ra sao để ghi lại kết quả bài làm của từng sinh viên qua từng phút một để nếu các em có rớt mạng vẫn đảm bảo kết quả đã làm; …? Rõ ràng là không hề đơn giản để thi online, nhất là với những trường đại học có con số hàng ngàn sinh viên trở lên.

DUY TÂN - Một đại học Online đúng nghĩa

Mặc dù trùng trùng những trở ngại như vậy nhưng ở Việt Nam vẫn có một số trường đại học vượt qua được và trở thành những đại học dạy online đảm bảo chất lượng hàng đầu, được Bộ chủ quản và người học cả nước tín nhiệm.

Vào ngày 17/4/2020, trong hội nghị tổng kết công tác dạy học trực tuyến, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đưa ra con số thống kê là cả nước có 110 trường đại học có tổ chức dạy online (và 97 trường không dạy online) nhưng chỉ có 4 trường dạy online đúng nghĩa, dạy đảm bảo chất lượng. 4 trường đó là:

- Đại học Mở Hà Nội,

- Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh,

- Đại học FUNix của FPT, và

- Đại học Duy Tân,

Đây đều là những trường có truyền thống giảng dạy trực tuyến lâu đời do kinh nghiệm giảng dạy từ xa, do có cơ sở ở nhiều nơi phải luôn nối kết, hay nhất là do có định hướng phát triển hiện đại từ đầu. Nếu các bạn tính chọn trường đại học thì nên cân nhắc những trường đó, vì sẽ không sợ trễ tiến độ trong trường hợp dịch bệnh lại xảy ra lại ở đâu đó. Nếu bạn một chọn một trường nào đó, dù bạn yêu thích đến thế nào nhưng đến khi dịch bệnh xảy ra, nó không thể tổ chức dạy online được, phải cho bạn nghỉ dài dài (như đợt COVID đầu năm 2020) thì đó sẽ là một sự lãng phí to lớn về cả (1) tiền bạc, (2) công sức, và đặc biệt là (3) thời gian.

Trong bốn trường nói trên, chúng tôi muốn giới thiệu kỹ với các bạn về Đại học Duy Tân - một trường đại học nằm trong Top 500 Đại học tốt nhất Châu Á (theo QS Asian University Rankings). Bằng cách nhanh chóng đầu tư cơ sở vật chất phòng học dạy trực tuyến đạt chuẩn ở đợt dịch COVID-19 đầu tiên cho 150 phòng học, với camera góc rộng, hệ thống âm thanh AV hifi, các thiết bị hỗ trợ học tập trực tuyến khác như máy hắt, Wacom,… cũng như mua bản quyền Zoom Meetings cho gần 1.000 giảng viên (một chi phí không hề nhỏ), nhà trường đã ngay lập tức sẵn sàng cho việc dạy học trực tuyến cho hơn 20.000 sinh viên của trường ngay khi dịch bệnh chính thức xảy ra (tháng 3/2020).

Đại học Duy Tân có mặt trên nhiều bảng xếp hạng Châu Á & Thế giới

Tuy vậy, thực ra, cơ sở hạ tầng Công nghệ Thông tin chỉ là một phần, quan trọng hơn, chính kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến ở nhà trường từ những năm 2008, 2009 (khi trường lần đầu triển khai đào tạo và cấp bằng Cử nhân Trực tuyến qua các chương trình eUniversity) mới là cơ sở cho sự sẵn sàng nói trên.

Cụ thể, nhà trường đã chuẩn bị:

- Phần mềm quản lý đào tạo AMS và portal myDTU: do chính nhà trường phát triển;

- Elearning platform SAKAI (mã nguồn mở): được “customized” và đồng bộ cao cho các yêu cầu học tập của nhà trường qua nhiều năm;

- Hệ thống data center có sẵn: với giá trị đầu tư hơn 3 triệu đôla Mỹ qua các năm;

- Giảng viên đã thông thạo các kinh nghiệm và luôn sẵn sàng cho việc giảng dạy trực tuyến cho đủ các hình thức sinh viên khác nhau;

- Hệ thống học liệu điện tử và ngân hàng câu hỏi đã có sẵn từ trước, vốn được Việt hóa từ những ngân hàng câu hỏi đạt chuẩn trên thế giới;

- Sinh viên tại trường được “thử lửa” với việc học trực tuyến thường xuyên trong mô hình “blended learning” (kết hợp học tại chỗ và trực tuyến) ngay từ năm 1.

Với sự chuẩn bị đó, Đại học Duy Tân không trở nên bị động với dịch bệnh, sinh viên Duy Tân không bị trì hoãn tiến độ, ngay cả sinh viên học các môn học có yếu tố thực hành cũng đã có các hình thức mô phỏng thực hành bằng IT đạt chuẩn để học qua online. Thực tế cho thấy đợt tốt nghiệp đại học gần đây của ĐH Duy Tân vẫn diễn ra đúng tiến độ như mọi năm (vào tuần đầu của tháng 6/2020), thậm chí là nhanh hơn năm ngoái 1 ngày. Trong khi đó, nhiều trường khác trên địa bàn Đà Nẵng đều chậm 1-2 tháng, kể cả những trường có triển khai giảng dạy online (nhưng không tổ chức thi online được).

WHO gần đây cảnh báo là loài người có thể phải học cách sống chung với COVID-19, thậm chí kể cả khi chúng ta có thể tìm ra vaccine trước cuối năm nay, hay thậm chí vào tháng 9 hay tháng 10 tới đây. Điều này xem ra có lý. Vì làm thế nào để có vaccine để tiêm chủng ngay cho hơn 7,5 tỷ người trên thế giới? Để làm được điều đó, ít nhất phải mất 3 năm và có thể hơn - tương đương với thời gian một chương trình đại học. Đó là thời gian bạn sẽ sống cuộc đời sinh viên của mình.

Bạn chắc chắn muốn tới đây việc học đại học của mình sẽ diễn tiến bình thường dù có dịch hay không để đúng 4 năm sau bạn có một tấm bằng đại học (tất nhiên là không ai muốn bị kéo dài để làm chậm bước chân vào đời của mình). Với mong muốn như vậy, hẳn bạn sẽ suy nghĩ thêm khi lựa chọn trường đại học nào để gắn bó đời sinh viên của mình.

Chúng tôi tin bạn thừa thông minh để có một quyết định đúng!

Mọi thông tin về tuyển sinh thí sinh có thể tìm hiểu chi tiết tại:

Trung tâm Tuyển sinh

Website: http://tuyensinh.duytan.edu.vn

Điện thoại: (0236) 3653.561-3650.403 - Fax: (0236) 3650.443

Điện thoại đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294.390 - 0905.294.391

Email: tuyensinh@duytan.edu.vn;

Facebook: tuyensinhdtu; Zalo: 0905.294.390 - 0905.294.391

ĐẠI HỌC DUY TÂN

§ 1 trong 500 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2020 theo QS Ranking.

§ Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ.

§ Xếp thứ 3/4 đại học của Việt Nam (thứ 1659 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.

§ Xếp thứ 3/8 đại học của Việt Nam (thứ 1147 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.

§ Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019.

P.V

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/giao-duc/nen-chon-dai-hoc-nao-giua-mua-dich-covid19-1703748.tpo