Nếu có dịp du lịch Tây Ninh nhớ ghé thăm tháp cổ Chót Mạt từng 'lừng danh' một thời!

Bên cạnh là một công trình kiến trúc của nền văn minh Óc Eo cổ giai đoạn hậu Phù Nam, tháp Chót Mạt còn là một điểm đến hấp dẫn ở Tây Ninh thu hút được nhiều khách du lịch trên mọi miền đất nước.

Nằm tại xã Tân Phong – huyện Tân Biên – tỉnh Tây Ninh, tháp Chót Mạt được phát hiện vào đầu thế kỷ 20 bởi một nhà khảo cổ học người Pháp.

Cách Sài Gòn khoảng 120km, theo hướng quốc lộ 22B từ TP Tây Ninh đi về cửa khẩu Xa Mát, ngôi tháp hiện lên như một người đẹp đang ẩn mình dưới lớp vỏ của dòng thời gian.

Cũng nhờ những vẻ đẹp nguyên sơ ấy mà năm 1993 di tích tháp cổ Chót Mạt đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử – văn hóa.

Để đến được đây, từ Tây Ninh, du khách đi theo quốc lộ 22B về Xa Mát khoảng hơn 17km, thấy biển báo chỉ đường vào tháp Chót Mạt bên trái. Rẽ theo bảng chỉ đường khoảng 1km thấy ngôi tháp giữa cánh đồng. Thêm một lần rẽ trái theo con đường đất mới đến được khu tháp cổ.

Theo hành trình du lịch Tây Ninh về thăm tháp, trên đường đến, nhìn từ xa, đã thấy khu đền tháp Chót Mạt như một ngọn bút vươn lên giữa trời. Khi tiến đến gần, tháp càng bề thế hơn.

Theo nhiều nguồn tài liệu khảo cổ học, tháp Chót Mạt được xây dựng trên gò đất cao giữa cánh đồng vào thời kỳ hậu Óc Eo thế kỷ 8 sau công nguyên, bằng hai loại vật liệu chính là: gạch khổ lớn cao chừng 7x18x25cm và đá phiến.

Hình dáng của tháp trông gần giống như nhiều khu tháp của người Chăm tại các tỉnh miền Trung. Chân tháp rộng, các bức tường thẳng và dày, đỉnh tháp nhọn, các viên gạch được xếp chồng khít lên nhau hầu như không bất cứ khe hở. Đây là nơi thờ 2 vị thần Linga và Yoni trong tín ngưỡng thờ thần của nền văn hóa Óc Eo xưa.

Bình diện của tháp có hình vuông, mỗi cạnh dài 5m, Phần đỉnh tháp được xây nhọn dần lên, nơi cao nhất của đỉnh tháp đạt chiều cao 10m. Tinh xảo hơn là các lớp gạch xếp chồng lên nhau được xây dựng khít đến mức nắng gió thời gian cũng không thể tìm ra lỗ hổng. Ngoài ra, 4 mặt tháp xoay theo 4 hướng. Mặt vách chính vẫn quay về hướng Đông. Các vách còn lại được xây hơi nhô ra ngoài, được trang trí bằng các hình chạm nổi, thể hiện rõ nét nền văn hóa thời bấy giờ.

Những bức phù điêu đã bị thời gian, khí hậu tàn phá nặng nề và không thể khôi phục lại được như nguyên trạng nhưng vẫn làm toát lên được sự cầu kỳ trong sáng tạo nền văn hóa Óc Eo xưa.

Tuy nhiên, nhắc tới tháp cổ Chót Mạt, người ta sẽ nghĩ ngay tới một công trình kiến trúc của nền văn minh Óc Eo cổ giai đoạn hậu Phù Nam mà ít người biết rằng nơi đây đã từng là một vương quốc thống trị vùng đồng bằng sông Mekong vào những thế kỷ đầu Công nguyên.

Bên cạnh đó, tháp cổ Chót Mạt còn là một trong ba tháp cổ cuối cùng còn sót lại tại vùng Nam Bộ ngày nay. Chỉ với những đặc điểm này, tháp Chót Mạt xứng đáng thu hút được du khách trên mọi miền đất nước, về chiêm ngưỡng vẻ đẹp thần bí của một nền văn minh từng phát triển rực rỡ trong quá khứ.

Ngày nay, du khách khi đến tham quan Tháp Chót Mạt, sẽ được dạo bước trong khuôn viên đầy ắp không khí trong lành, hệ thống đường – hệ thống điện, chiếu sáng hiện đại… hỗ trợ tối đa cho nhu cầu chiêm ngưỡng tháp Chót Mạt của người du lịch.

Hiện tại, yếu tố sắc tộc – ngôn ngữ của cư dân Phù Nam vẫn là một ẩn số. Trong thời kỳ hưng thịnh, đế chế này đã kiểm soát một vùng đất trải dài từ phía Nam Trung Bộ của Việt Nam cho đến thung lũng sông Mê Nam của Thái Lan và phía Bắc bán đảo Mã Lai.

Trải qua nhiều đợt trùng tu vào các năm 1938, 2003 và gần đây nhất là vào năm 2013. Mặc dù trải qua các đợt trùng tu tôn tạo, nhưng khu di tích tháp cổ Chót Mạt đã mang cho mình một diện mạo mới nhưng vẫn giữ nguyên được tinh thần kiến trúc cổ.

Cùng xem thêm một số hình ảnh về tháp cổ Chót Mạt tại đây:

Nguồn Tin Nhanh: http://tinnhanhonline.vn/neu-co-dip-du-lich-tay-ninh-nho-ghe-tham-thap-co-chot-mat-tung-lung-danh-mot-thoi-1482716