Nga chế tạo thêm hai tàu ngầm hạt nhân, Mỹ và NATO 'lo sốt vó'

Nga đang tiến hành chế tạo thêm 2 tàu ngầm tên lửa mới thuốc lớp tàu ngầm Borei-A tối tân, để tăng cường sức mạnh hạt nhân trên biển của quốc gia này.

Vào tháng 8 vừa qua, với sự góp mặt của Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin, Nga đã chính thức đánh dấu việc khởi công thêm hai tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) thế hệ mới thuộc lớp Borei-A, đây là lớp tàu ngầm hạt nhân mới nhất, tối tân nhất của Nga hiện nay.

Ngoài 2 chiếc mới đang triển khai, còn xuất hiện 5 tàu ngầm đã được hoàn thành nâng cấp và nhập biên chế thuộc lớp Borei-A, cho thấy quá trình hiện đại hóa SSBN chạy năng lượng hạt nhân của Nga đang có tốc độ rất nhanh.

Việc này diễn ra chỉ ngay sau khoảng 4 tháng, khi Hải quân Nga cho biết, họ đã cho ngừng hoạt động tàu ngầm Ekaterinburg, một trong những chiếc SSBN thuộc lớp Delta IV trước đây.

Từ thời Liên Xô cũ cho tới nay là Nga, Moscow đã biên chế 5 lớp tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân mang tên lửa của nước này tính từ những năm 1960.

Có thể thấy, các hoạt động khởi công thêm các SSBN trong năm nay, cho thấy Nga đang đẩy mạnh gia tăng năng lực tác chiến biển, với việc hiện đại hóa các SSBN của mình, vốn đã là nỗi lo sợ, e ngại với thế giới từ lâu.

Những chiếc SSBN chạy năng lượng hạt nhân của Nga được biết đến đầu tiên là từ thời Liên Xô cũ, với lớp Hotel.

Chúng được mô phỏng theo lớp tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của Liên Xô, lớp November.

Có 8 tàu ngầm tên lửa lớp Hotel đã được chế tạo, hoàn thiện và nhập biên chế của Liên Xô, thuộc khuôn khổ Dự án 658 từ năm 1958 – 1962, với thiết kế khiêm tốn, chỉ đạt 5.500 tấn tải choán nước.

Các tàu ngầm lớp Hotel được triển khai khá gấp rút để theo kịp Hải quân Mỹ, lực lượng đầu tiên trang bị các tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân trên thế giới, lần đầu là năm 1954 – tàu ngầm USS Nautilus.

Vũ khí duy nhất được trang bị trên các tàu ngầm tên lửa lớp Hotel này, là sự xuất hiện của 3 tên lửa được chở trong các hầm chứa, ban đầu là tên lửa R-13, chỉ có thể phóng khi tàu ngầm đang ở trạng thái nổi.

Sau này, với những cải tiến trong hệ thống phóng được trang bị trên các tàu ngầm này, chúng đã có thể sử dụng loại tên lửa R-21 SLBM, đây cũng là loại SLBM đầu tiên của Liên Xô có thể phóng khi tàu ngầm đang lặn.

Các tàu ngầm lớp Hotel cũng đã trải qua nhiều cuộc xung đột, các cuộc chiến đầy nguy hiểm từ khi được nhập biên chế Hải quân Nga, và tất cả các tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân lớp Hotel này đã dừng hoạt động từ năm 1987, chính thức loại biên vào năm 1991.

Tiếp đến, chúng ta có “người kế nhiệm” của các tàu ngầm lớp Hotel, mang nhiều khả năng vượt trội hơn so với thế hệ tiền nhiệm, hoạt động của nó tối ưu hơn rất nhiều – lớp tàu ngầm hạt nhân Yankee.

Tổng cộng có 34 chiếc tàu ngầm lớp Yankee của Nga được biên chế từ năm 1964-1974, nằm trong khuôn khổ của Dự án 667A Navaga và Dự án 667AU Nalim.

Trong số 34 tàu, có 24 chiếc thuộc lớp tàu ngầm Yankee được Nga biên chế cho Hạm đội phương Bắc, 10 chiếc còn lại thuộc hàng ngũ của Hạm đội Thái Bình Dương. Với sự xuất hiện đầu tiên, đại diện cho lớp tàu ngầm này là tàu K-137 Leninets.

Các tàu ngầm hạt nhân tên lửa lớp Yankee này đã có thiết kế vượt trội hơn các “đàn anh”, với trọng tải choán nước đã lên đến 24.000 tấn, với 107 thủy thủ đoàn trong tàu.

Về vũ trang, hệ thống vũ khí của lớp Yankee đã đa dạng hơn nhiều, với sự xuất hiện của 6 ống phóng ngư lôi 533mm tiêu chuẩn, và tới 16 silo có khả năng phóng được các SLBM thế hệ mới R-27, năng lực công phá vượt trội hơn hẳn.

Đến năm 1977, tàu ngầm K-140, một trong các tàu ngầm hạt nhân lớp Yankee đã được chọn để chuyển đổi hệ thống silo phóng tên lửa, có thể phóng các loại SLBM lớn hơn. Khi nâng cấp hoàn thiện, chúng được đặt tên là Yankee II, với 12 silo cỡ lớn hơn để phóng đa dạng các loại SLBM.

Nhưng lớp tàu ngầm Yankee này cũng không trụ được lâu, khi từ năm 1979-1994, các hầm chứa trên các tàu ngầm này đã không hoạt động đủ tốt, được thuyên chuyển sang các nhiệm vụ khác như tình báo. Cuối cùng, các tàu ngầm này đã bị loại biên và dừng hoạt động vào năm 1995.

Và đến năm 1972, Hải quân Liên Xô đã đưa vào trang bị SSBN hạt nhân tiếp theo, tàu ngầm lớp Delta đầu tiên của nước này. Với tổng số 4 khuôn khổ dự án, chúng được đặt tên lần lượt là lớp Delta I, lớp Delta II, lớp Delta III và lớp Delta IV theo định danh NATO.

Các tàu ngầm lớp Delta nằm trong khuôn khổ 4 dự án khác nhau đã trở thành “xương sống” của hạm đội SSBN hạt nhân Liên Xô (sau này là Nga) trong nhiều thập kỷ.

Tổng cộng có tới 43 chiếc được Nga xây dựng và đưa vào biên chế, bao gồm 18 Delta I, 4 Delta II, 14 Delta III và 7 Delta IV.

Đối với 18 chiếc đầu tiên thuộc lớp Delta I, các tàu ngầm này chỉ có thể mang theo mình 12 SLBM, sau này với các lớp sau được nâng cấp, có thể mang theo 16 tên lửa này, cùng với các ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và 400mm.

Các tàu ngầm hạt nhân tên lửa lớp Delta được trang bị họ tên lửa SLBM R-29 Vysota mạnh mẽ của Nga, tầm bắn của các SLBM này đạt từ 4.000-5.000 dặm, được thiết kế để mang theo nhiều thiết bị bay để thực hiện nhắm tới các mục tiêu độc lập (MIRV).

Các tàu ngầm này còn được đánh giá là mang lợi thế to lớn hơn kẻ tiền nhiệm, khi chúng có thể đi xa hơn nhiều so với việc chỉ chạm đến lãnh hải của NATO, là một biện pháp răn đe hiệu quả của Nga với các quốc gia đối địch, thể hiện rất rõ khi chạm tới Bắc Cực.

Và không chỉ dừng lại ở các tàu ngầm lớp Delta, Nga còn biên chế 6 chiếc SSBN sau cùng của mình thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân tên lửa Typhoon, những tàu ngầm lớn nhất từng được Nga chế tạo.

Các tàu ngầm lớp Typhoon không lồ này của Nga được chế tạo ra, nhằm mục đích đáp ứng công tác chiến đấu đối địch với các SSBN hạt nhân lớp Ohio của Hải quân Mỹ.

Tàu ngầm Typhoon được thiết kế với trọng tải choán nước vượt trội, đạt tới 48.000 tấn, được đánh giá như một thiết giáp hạm ngầm khổng lồ trong Thế chiến thứ II.

Chúng lớn đến mức có thể lắp phòng xông hơi, bể bơi hay phòng tập thể dục. Và thậm chí, nó có đủ lương thực dự trữ cho phép có thể triển khai hoạt động liên tục trong 180 ngày.

Cuối cùng, chúng ta đến với các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa thuộc lớp Borei và lớp Borei-A của Nga. Các tàu ngầm này được đánh dấu lần đầu tiên là tàu Yuri Dolgorukiy thuộc lớp Borei, được thiết kế trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.

Nhưng việc triển khai chế tạo của tàu ngầm lớp Borei này kéo dài đến tận năm 1996, và được đưa vào hoạt động đến năm 2013.

Mỗi tàu ngầm lớp Borei và lớp Borei-A đều được trang bị 6 ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn và 16 silo phóng tên lửa. Các nền tảng phóng tên lửa này cho phép nó phóng được loại SLBM mới là RSM-56 Bulava.

Loại SLBM này của Nga có thể được phóng đi với tầm bắn tới 5.000 dặm, mỗi tên lửa Bulava có thể mang theo từ 6-10 MIRV, tạo một cục diện tàn phá khủng khiếp.

Mặc dù được thiết kế nhỏ hơn thế hệ tiền thân gần nhất là Typhoon, nhưng các tàu ngầm lớp Borei và lớp Borei-A được coi là các SSBN tối tân nhất mà Nga từng chế tạo.

Trên các tàu ngầm hạt nhân này là sự xuất hiện của các hệ thống điện tử hàng hải hiện đại nhất, đem lại khả năng triển khai tác chiến mang tính cơ động cao, và được vận hành một cách tối ưu nhất.

Và do những thay đổi về thiết kế bị trì hoãn trong quá trình xây dựng, hiện nay chỉ có một lớp con được xây dựng là lớp Borei-A, được thiết kế lớn hơn một chút, cũng như tiên tiến hơn rất nhiều.

Hiện nay, 4 chiếc tàu ngầm lớp Borei đang nằm trong biên chế của Nga, ngoài ra có một chiếc thứ 5, tàu Knyaz Oleg đang trải qua các cuộc thử nghiệm và sẽ sớm được nhập biên.

Hải quân Nga cũng dự kiến, sẽ có 10 chiếc tàu ngầm thuộc lớp Borei và lớp Borei-A trong biên chế phục vụ của Nga vào cuối thập kỷ này.

Các tàu ngầm hiện đại nhất của Nga được xây dựng với trọng trải choán nước đạt 24.000 tấn, sử dụng lò phản ứng hạt nhân OK-650V, cho phép các tàu ngầm này có tốc độ tối đa đạt tới 33 hải lý/ giờ khi lặn, 15 hải lý/ giờ đối với khi nổi lên.

Và ngoài các sự vượt trội và vũ trang kể trên, hiện nay còn có sự xuất hiện của một tàu ngầm lớp Borei-A đã có thể mang theo siêu tên lửa hành trình Zircon của Nga là tàu Perm. Mang lại một uy lực thậm chí còn vượt trội hơn nữa, một mối nguy tiềm tàng.

Có thể nói, với lịch sử của Nga từ khi họ bắt đầu có động thái trang bị các SSBN chạy bằng năng lượng hạt nhân đến nay, tất cả đều mang những khả năng đáng nể, mà bất kể quốc gia nào đối địch Nga cũng phải dè chừng trước sức mạnh của chúng. Nguồn ảnh: Warhistory.

Minh Hoàng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nga-che-tao-them-hai-tau-ngam-hat-nhan-my-va-nato-lo-sot-vo-1620312.html