Nga có gì nếu xuất quân can thiệp vào Libya?

Đại diện Quân đội Libya vừa kêu gọi Nga giúp nước này chấm dứt khủng hoảng. Vậy Nga có gì tại quốc gia Bắc phi nếu đáp ứng nguyện vọng của Tripoli?

Nga khiến Mỹ lo lắng

Hãng Sputnik dẫn tuyên bố chính thức của phát ngôn viên Quân đội Libya Ahmed Mismari hôm 8/8 cho biết:

"Vấn đề khủng hoảng của Libya cần có sự tham gia của Nga và cá nhân Tổng thống Putin, đặc biệt là cần loại bỏ những nhân tố bên ngoài... Ngoại giao Nga nên đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này".

Ông này cho biết thêm, hơn 100 binh sĩ nước này bị thương khi đụng độ với các phần tử cực đoan đã được cứu chữa tại Nga. Điều này đã tạo "một ấn tượng tốt đối với các lực lượng vũ trang Libya".

Lực lượng đặc nhiệm Nga tại Syria.

Quân đội Quốc gia Libya vốn có liên hệ chặt chẽ với Nga, Tổng Tư lệnh Khalifa Haftar đã thăm Moscow và duy trì đối thoại với quan chức Nga.

Nhưng đây là lần đầu tiên Quân đội Libya chính thức kêu gọi Nga can thiệp vào nước này.

Vậy Nga có gì tại Libya nếu đáp ứng lời kêu gọi của quân đội chính phủ nước này?

Theo tờ Youm 7 của Ai Cập, dù chưa thể khẳng định nhưng nhiều khả năng Nga đã có sự chuẩn bị trước khi ông Ahmed Mismari kêu gọi Moscow hỗ trợ. Sự chuẩn bị này rất có thể được thực hiện bằng việc Nga đã âm thầm xây một căn cứ quân sự tại miền Đông Libya.

Dù thông tin này chưa một lần được phía Libya thừa nhận. Được biết, trong cuộc phỏng vấn với ông Lev Dengov, người đứng đầu nhóm tiếp xúc Nga về Libya hồi đầu năm 2018 cho biết, Tướng Khalifa Haftar của Libya đã yêu cầu thiết lập một căn cứ quân sự của Nga tại miền Đông nước này.

Tướng Haftar có mối quan hệ thân cận với giới chức Nga và đã tiến hành nhiều chuyến thăm chính thức tới Nga trong vài năm qua, nhằm thảo luận về sự hỗ trợ của Moscow đối với quân đội Libya trong cuộc chiến chống khủng bố và chấm dứt khủng hoảng tại nước này.

Dù chưa thể khẳng định có hay không một căn cứ quân sự của Nga hiện diện ở Đông Libya nhưng chỉ bằng chừng ấy thông tin cũng đủ khiến Mỹ lo lắng khi các quan chức Chính phủ Mỹ đã bày tỏ quan ngại về nguy cơ xuất hiện hành động can thiệp quân sự của Nga ở Libya.

Mối quan ngại của giới chức Mỹ xuất phát từ việc họ nhận được thông tin cho rằng Moscow xây dựng căn cứ quân sự tại Libya đồng thời đang triển khai các lực lượng đặc biệt tới căn cứ không quân ở phía tây Ai Cập, giáp biên giới với Libya.

Nguồn tin khu vực dẫn tuyên bố từ các quan chức ngoại giao Mỹ cho biết, dường như lực lượng đặc biệt và các máy bay do thám của Nga đang hoạt động ở Marsa Matrouh, cách biên giới Ai Cập-Libya khoảng 100km.

Trong khi đó, theo thông tin từ phía quân đội Ai Cập mô tả, một toán đặc nhiệm Nga khoảng vài chục thành viên đã hoạt động ở tỉnh Marsa Matrouh ô từ đầu năm 2018, nhưng không cho biết về sứ mệnh quân sự và số lượng cụ thể của lực lượng này.

Mảnh đất màu mỡ

Được biết, sau khi chế độ Muammar Gaddafi bị lật đổ hồi tháng 10/2011, Libya đã trở nên vô cùng loạn lạc, các nhóm khủng bố kéo về đánh chiếm nhiều vùng đất; cùng với đó, xung đột giữa nhóm chính trị và sắc tộc khác nhau bùng phát đã chia rẽ đất nước thành 2 nửa.

Nắm quyền ở Tripoli, quản lý khu vực phía Tây đất nước là Chính phủ quốc gia Libya, được các nước phương Tây hỗ trợ.

Còn ở thành phố Tobruk bầu ra "Nghị viện Libya", quản lý khu vực phía Đông đất nước, chịu ảnh hưởng lớn của tướng Khalifa Haftar - lãnh đạo lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA).

Các bên đã ký thỏa thuận hòa bình dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc hồi tháng 12/2015.

Theo thỏa thuận này, Chính phủ đoàn kết dân tộc (GNA) do Hội đồng Tổng thống lãnh đạo, đứng đầu là Thủ tướng Fayez Serraj được thành lập và bắt đầu hoạt động ở Tripoli từ ngày 30/3/2016.

Mặc dù vậy, cho đến nay GNA vẫn đang phải nỗ lực xác lập quyền lãnh đạo trên cả nước trong bối cảnh quốc hội do dân bầu (tức "Nghị viện Libya") ở Tobruk, vẫn từ chối ủng hộ tiến trình này, trong khi chính quyền ở Tripoli cũng không muốn từ bỏ quyền lực.

Do đó, xung đột ở Libya trong thời gian tới sẽ ngày càng gia tăng là điều mà giới chuyên gia đã dự đoán từ trước và đó sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các cường quốc như Nga, Mỹ, Italia, Pháp… kiếm lợi và tranh giành ảnh hưởng.

Giới phân tích cho rằng, cả Nga lẫn phương Tây đều đang nỗ lực tranh giành ảnh hưởng địa-chính trị, nhằm chi phối đường lối chính trị của quốc gia này trong tương lai, hoặc chí ít là mỗi bên nắm một nửa đất nước, không cho đối thủ toàn quyền chi phối chính quyền Libya.

Theo giới phân tích, Nga đang có quan hệ rất tốt với "Nghị viện Libya" ở thành phố Tobruk, do Tướng Haftorah lãnh đạo. Chính quyền phía Đông ngày càng vững chắc và LNA - dưới sự hậu thuẫn đắc lực của Nga, đang kiểm soát chặt chẽ nửa phía đông đất nước.

Sau những hỗn loạn kể từ khi nhà lãnh đạo Lybia Muammar Gaddafi bị giết trong cuộc chiến ở Syria (với sự tổ chức và hậu thuẫn của phương Tây), việc chính phủ Libya không ngăn nổi sự sụp đổ của nhà nước vào năm 2015 là "một cơ hội cho Moscow".

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh chính trị rối ren ở Libya, Nga sẽ triển khai một số căn cứ quân sự ở phía Đông Libya, vừa giúp họ đánh các tổ chức khủng bố IS và al-Qaeda, vừa ngăn chặn các thế lực quân sự phía Tây thôn tính toàn bộ đất nước, biến Libya thành một kịch bản tương tự Syria.

Hòa Bình

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nga-co-gi-neu-xuat-quan-can-thiep-vao-libya-3363398/