Nga 'giật mình' trước khả năng Ukraine được cấp phép sản xuất UAV cảm tử Harop

Israel cấp phép cho Ukraine sản xuất UAV cảm tử Harop tại chỗ là viễn cảnh khiến Nga lo ngại bởi vũ khí này cực kỳ khó đối phó.

Gần đây giới quan sát phương Tây rộ lên thông tin đồn đoán: Máy bay tấn công không người lái có phạm vi hoạt động lên đến 1.000 km (UAV cảm tử) Harop có thể sẽ được Israel cấp giấy phép cho Ukraine sản xuất ngay tại chỗ.

Gần đây giới quan sát phương Tây rộ lên thông tin đồn đoán: Máy bay tấn công không người lái có phạm vi hoạt động lên đến 1.000 km (UAV cảm tử) Harop có thể sẽ được Israel cấp giấy phép cho Ukraine sản xuất ngay tại chỗ.

Phương tiện tác chiến này đã được sử dụng tích cực ở Karabakh, Syria và nhiều khu vực khác trên khắp hành tinh.

Hiện tại, vấn đề chuyển giao máy bay không người lái Harop cho Ukraine đang được Tel Aviv xem xét, tuy nhiên, các chuyên gia chú ý đến việc cách đây không lâu, Ukraine đã tuyên bố phát triển UAV của riêng mình với tầm xa lên tới 1000 km.

Theo các đặc điểm chính được công bố và một phần kết cấu bên ngoài đã lộ diện, thứ vũ khí bí ẩn mà Ukraine đang ấp ủ gần như hoàn toàn tương ứng với máy bay không người lái cảm tử Harop của Israel.

Viễn cảnh trên đang khiến giới chức quân sự cũng như truyền thông Nga cảm thấy rất lo lắng, bởi việc đối phó với UAV cảm tử Harop của Israel chưa bao giờ được xem là một nhiệm vụ dễ dàng.

Đầu tiên, nhờ kích thước rất nhỏ gọn, diện tích phản xạ radar cực thấp, có khả năng bay bám địa hình mà việc phát hiện và bắn hạ chiếc Harop gần như là bất khả thi.

Để đối phó với vũ khí tấn công đặc biệt này của Israel thì có lẽ bên phòng thủ phải áp dụng những chiến thuật và phương tiện mới chứ chẳng thể nào trông chờ vào khí tài cũ.

Một trong những phương án mới và đầy táo bạo vừa được đề cập tới đó là sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử nhằm gây nhiễu thiết bị điều khiển của chiếc Harop nhằm bắt sống nó.

Các tổ hợp tác chiến điện tử của Nga như 1L222 Avtobaza hay Krasukha-4 được xem là có khả năng gây ảnh hưởng tới kênh kết nối với vệ tinh của Harop, khiến nó mất liên lạc với trung tâm điều khiển.

Trong quá khứ từng xảy ra vụ việc UAV trinh sát RQ-170 Sentinel tự động hạ cánh trên đất Iran, Tehran tuyên bố rằng nó đã bị bắt sống bởi các khí tài tác chiến điện tử mà họ mua từ Nga.

Tuy nhiên tuyên bố trên của Iran có một số điểm bất hợp lý, đó là radar của họ không nhận ra sự có mặt của chiếc RQ-170 trên bầu trời thì làm sao hệ thống tác chiến điện tử lại hướng được chùm tia gây nhiễu vào nó để bắt hạ cánh?

Hơn nữa giao thức của UAV khi hoạt động chủ yếu căn cứ vào bản đồ địa hình kỹ thuật số nạp sẵn trong bộ nhớ, tham chiếu vệ tinh chỉ là kênh bổ sung mà thôi, có cắt được đường truyền này cũng chẳng thể vô hiệu hóa UAV đối phương.

Sau đó đã có nhiều nhận định từ các chuyên gia quân sự quốc tế cho rằng chiếc RQ-170 của Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp chẳng qua là do động cơ bị trục trặc chứ không phải vì đối phương chế áp.

Đối với UAV tấn công tự sát của Israel, ngoài 2 kênh dẫn đường trên nó còn được tích hợp cả bộ thu sóng thụ động từ đài radar của đối phương để tìm tới.

Điều này khiến các loại máy bay không người lái cảm tử của Israel như Harpy hay Harop hoàn toàn vô hình trước mọi phương tiện trinh sát điện tử của đối phương.

Bên cạnh đó các tham số khác của UAV Harop như tần số liên lạc, bước sóng của các khí tài trinh sát... vẫn được bảo mật hoàn toàn, cho nên hệ thống tác chiến điện tử sẽ rất khó mà chế áp theo kiểu ngẫu nhiên.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nga-giat-minh-truoc-kha-nang-ukraine-duoc-cap-phep-san-xuat-uav-cam-tu-harop-post521285.antd