Nga 'hào phóng' cấp đạn cho Việt Nam bắn tên lửa vác vai lợi hại

Ngoài xe thiết giáp BTR-82A, súng trường AK-12, các cán bộ chiến sĩ Việt Nam tham gia cuộc thi 'Bầu trời quang đãng' tại Army Games 2020 được bắn thoải mái hệ thống tên lửa vác vai cực kỳ lợi hại của Nga hiện nay.

Thông tin này được xác nhận bởi các PV QĐND đang ở Nga. Theo đó, trong nội dung Bầu trời quang đãng ở Hội thao quân sự quốc tế (Army Games) 2020, bên cạnh các khí tài quân sự hiện đại như: Súng trường AK-12, xe bọc thép chở quân BTR-82A, Việt Nam và các nước còn được thực hành sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không vác vai 9K338 Igla-S để tiêu diệt các mục tiêu bay thấp trong điều kiện tác chiến cơ động. Đây là một trong những dòng vũ khí phòng không tầm thấp lợi hại của quân đội Liên Xô và Nga. Ảnh: QĐND

Thông tin này được xác nhận bởi các PV QĐND đang ở Nga. Theo đó, trong nội dung Bầu trời quang đãng ở Hội thao quân sự quốc tế (Army Games) 2020, bên cạnh các khí tài quân sự hiện đại như: Súng trường AK-12, xe bọc thép chở quân BTR-82A, Việt Nam và các nước còn được thực hành sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không vác vai 9K338 Igla-S để tiêu diệt các mục tiêu bay thấp trong điều kiện tác chiến cơ động. Đây là một trong những dòng vũ khí phòng không tầm thấp lợi hại của quân đội Liên Xô và Nga. Ảnh: QĐND

Trước đó, chúng tôi chỉ nghĩ rằng Nga sẽ trang bị cho các đội tên lửa vác vai 9K38 Igla – phiên bản trước của Igla-S vì đây là loại trang bị phổ biến. Thế nhưng, không thể ngờ là nước Nga “hào phóng” cho phép các đội thi đấu sử dụng khí tài hiện đại bậc nhất của mình. Ảnh: QĐND

Nếu như tính theo các trang bị hiện có của Nga thì 9K338 Igla-S là tên lửa vác vai đứng thứ 2 sau tổ hợp tên lửa 9K333 Verba được trang bị hạn chế cho các lực lượng vũ trang Nga từ năm 2014. Ảnh: QĐND

Tổ hợp 9K338 Igla-S là sản phẩm thiết kế của Nhà máy Degtyarev. Nó được coi là "người thay thế" xứng đáng cho các dòng MANPADS Sterla-3 và Igla-1 có trong biên chế quân đội Liên Xô và Nga. Khi xuất hiện, Igla-S được mang tên định danh NATO là SA-24 Grinch, tạm dịch: Kẻ phá đám. Và thực tế, tổ hợp tên lửa phòng không Nga đã thể hiện sự “khó chịu” của mình đối với lực lượng không quân Mỹ và đồng minh NATO, nhất là các phương tiện bay thấp.

Igla-S hiện đã được biên chế cho quân đội Liên bang Nga từ những năm 2004 và được trang bị rộng rãi cho các đơn vị lục quân với vai trò là “lá chắn bảo vệ” tầm thấp cho các đơn vị tác chiến cơ động.

Theo thông tin từ Công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh Nga Rosoboronexport, Tổ hợp Igla-S có hiệu suất tác chiến tăng khoảng 2-5 lần so với phiên bản Igla-1. Trọng lượng toàn bộ tổ hợp tên lửa vác vai Igla-S trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu là 19kg (riêng trọng lượng đạn là 11,7kg).

Trong ảnh là đạn tên lửa 9M33 của Igla-S, có chiều dài 1,57m, đường kính thân 72mm. Đạn tên lửa mới được cải thiện khả năng bị đánh lừa bởi pháo sáng, mồi bẫy nhiệt và cả xung điện làm nhiễu; có độ nhạy cao và bán cầu theo dõi mục tiêu lớn; tốc độ tên lửa nhanh hơn và cơ động hơn trên không…

Với trọng lượng nhẹ, kích thước vừa để mang vác trên vai người lính, mỗi kíp chiến đấu Igla-S chỉ cần 2 người và có thể khai hỏa tấn công mục tiêu ở nhiều trạng thái khác nhau.

Tổ hợp Igla-S có tầm bắn tối đa 6km (xa hơn so với bản Igla đạt 5,2km), trần bắn mục tiêu tối đa đạt 3,5km.

Đạn lắp đầu đổ nặng 2,5kg, chứa 585 mảnh văng tạo ra một vùng sát thương hình phễu đối với các mục tiêu bay. Ảnh: Đuôi máy bay cường kích A-10 của Mỹ tan nát sau khi trúng một quả Igla phiên bản đầu năm 1991. Rất ít các loại máy bay có thể sống sót sau khi trúng Igla, trừ phi đó là trường hợp may mắn, tên lửa không trúng vào phần nguy hiểm.

Điểm mạnh của tổ hợp Igla-S so với phiên bản Igla tiêu chuẩn là nó được trang bị khả năng phân biệt bạn-thù (Indentification Friend or Foe – IFF) giúp tránh tình trạng bắn nhầm trong chiến đấu, cũng như cải thiện nhiều đặc điểm khí động học, tầm bắn và khả năng chiến đấu so với các dòng MANPADS cũ của Liên Xô và Nga.

Ngoài phiên bản vác vai, Igla-S còn một biến thể khác lắp trên gá chiến đấu với tên gọi Djigit. Phiên bản dạng này có thể bố trí trên các phương tiện cơ động hoặc tàu chiến cỡ nhỏ.

Video Việt Nam tham gia cuộc thi "Bầu trời quang đãng": Chặng "Chạy đua nước rút" - Nguồn: Sputnik Việt Nam

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nga-hao-phong-cap-dan-cho-viet-nam-ban-ten-lua-vac-vai-loi-hai-1430577.html