Nga hết dầu sau 19 năm nữa: Đâu phải là thảm họa?

Nếu Nga vắng bóng trên thị trường dầu mỏ sau 19 năm nữa thì cũng không phải là thảm họa, bởi Tổng thống Putin đã có những tính toán có lợi nhất...

Ngày 6/10/2018, trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg của Mỹ, nhằm chuẩn bị cho việc Tập đoàn dầu khí quốc gia Ả-rập Saudi Aramco lên sàn, Thái tử Mohammed bin Salman Al Saud đã nhận định về tương lai của thị trường dầu mỏ thế giới.

Trong đánh giá Thái tử Ả-rập Saudi, nhu cầu dầu mỏ của thế giới sẽ tăng 1% đến 1,5% liên tục từ nay đến năm 2030, và điều đó sẽ khiến nhiều quốc gia xuất khẩu dầu biến mất khỏi thị trường dầu mỏ thế giới, trong đó có Nga.

Thậm chí, theo người đứng đầu Hoàng gia Ả-rập trong tương lai, với công suất khai thác tới 11,36 triệu thùng dầu/ngày như hiện nay, nếu chính phủ Nga không thay đổi chính sách thì chỉ 19 năm nữa Nga sẽ vắng bóng trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Thái tử Mohammed bin Salman Al Saud đang trả lời phỏng vấn

Nhận định của vị Thái tử trẻ tuổi đã gây xôn xao dư luận và được xem như lời cảnh báo với chính quyền Nga. Tuy nhiên, theo giới phân tích, dường như Thái tử Ả-rập Saudi trả lời Bloomberg nhưng theo "đơn đặt hàng" của... Moscow.

Thứ nhất, xét từ góc độ đầu tư tài chính đơn thuần, Thái tử Mohammed bin Salman Al Saud dường như cố tình quên những yếu tố quan trọng nhất giúp Nga tối đa hóa lợi ích từ nguồn dầu thô trong hiện tại và trong cả tương lai.

Có thể thấy rằng, sau cuộc khủng hoảng giảm giá giai đoạn 2014-2016, hiện nay giá dầu thô thế giới đang ở thời kỳ “cực thịnh” biểu hiện qua hai hiệu ứng trái chiều: "tăng liên tục-giảm bất thường".

Do vậy, trong giai đoạn này khai thác dầu thô càng nhiều thì lợi ích càng lớn và đây là lý do mà - theo Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexandr Novak - trong thời gian tới, Nga sẽ gia tăng mức khai thác thêm 200-300 nghìn thùng/ngày.

Đây là quyết định đúng đắn của chính phủ Nga vì lợi ích mang lại từ dầu thô được tối đa hóa. Vấn đề dư luận - và cả Thái tử Ả-rập Saudi - quan tâm là với trữ lượng dầu "khiêm tốn" thì chính quyền Putin sẽ "ăn hết cả phần tài sản của thế hệ tương lai".

Tuy nhiên, theo giới phân tích, Tổng thống Putin đã quyết tối đa hóa cả lợi ích hiện tại lẫn tối đa hóa giá trị tài sản để dành cho thế hệ mai sau qua việc gia tăng sản lượng dầu khai thác, cả khi đến lúc cạn kiệt như tinh toán của Thái tử Ả-rập Saudi.

Bởi việc giá dầu thô tăng lên trên 100 USD/thùng là rất khó, vì chương trình đa dạng hóa năng lượng - trong đó có năng lượng hóa thạch - đang khiến cho giá trị sử dụng của dầu thô bị thu hẹp. Bên cạnh đó là quyết tâm của Mỹ trong việc hạ giá dầu.

Do đó không ai dám chắc giá dầu hiện tại sẽ được giữ vững. Vậy để dầu thô dưới lòng đất rồi phập phù theo thời giá hay khai thác dầu thô bán giá tốt lấy tiền, khoản nào lợi hơn, an toàn hơn? Trong mọi trương hợp, đồng tiền trong tay luôn chắc nhất.

Giá dầu thô đang ở thời điểm cực thịnh

Đó là chưa kể đến việc lãng phí công suất của hệ thống máy móc được đầu tư, vì khi kéo dài thời gian khai thác thì phải tái đấu tư hay đầu tư mới, mà chắc chắn là sẽ tốn kém rất lớn, có thể lên đến hàng chục tỷ USD.

Rõ ràng khai thác mạnh sẽ tốt hơn là để dưới lòng đất, vấn đề còn lại là giá trị tài sản để dành cho mai sau. Đây là điểm khác biệt lớn nhất của chính quyền Nga dưới thời Tổng thống Putin với phần còn lại của thế giới.

Đó là việc Nga chỉ tính nguồn thu ngân sách từ dầu thô với giá 40 USD/thùng, phần còn dành để lại thiết lập bước đệm tài chính đề phòng lặp lại cú sốc tài chính như năm 2014 - không sử dụng và cũng không đưa vào quỹ dự trữ ngoại hối.

Với sản lượng 11,36 triệu thùng/ngày và tạm tính theo giá 75 USD/thùng, mỗi tháng bước đệm tài chính của Nga "dày" thêm khoảng 12 tỷ USD và một năm "dày" thêm tới khoảng 144 tỷ USD.

Nếu như Thái tử Ả-rập Saudi nhận định 19 năm nữa Nga hết dầu thô thì bước đệm tài chính của Nga có thể dày tới trên 2.700 tỷ USD. Đây là khoản tiền thật và là tài sản cho đời sau. Chắc gì dầu thô để dưới lòng đất đảm bảo được khoản lợi ích đó.

Thực ra, lo ngại như Thái tử Ả-rập Saudi nêu lên chỉ đúng với các nước có nợ công cao như Mỹ chẳng hạn, hay chỉ biết "ăn ngay" vào khoản tiền khai thác dầu thô như Ả-rập Saudi chẳng hạn, chứ với nước Nga của Putin thì điều đó không đúng.

Cải cách tiền lương chỉ giúp cải thiện nguồn tài chính từ 15 tỷ USD đến 45 tỷ USD - quá nhỏ so với bước đệm tài chính - song Tổng thống Putin không sử dụng khoản tiền này mà chọn tăng tuổi lao động, chấp nhận phản ứng bất lợi từ công chúng.

Điều đó cho thấy nhà lãnh đạo đương thời của nước Nga luôn hướng tới việc gia tăng giá trị tích lũy cho đời sau, vì vậy việc tăng sản lượng khai thác dầu trong bối cảnh giá dầu ở điểm cực thịnh cũng nhằm tới mục đích nhân văn ấy.

Những tính toán của ông Putin đều hướng tới an toàn cho người dân Nga

Thứ hai, tính toán của Hoàng thái tử Arabia Saudi Mohammed bin Salman Al Saud rất chính xác nhưng chỉ đúng với Nga ở thời quá khứ, còn ở thời hiện tại thì sai hoàn toàn vì Nga đã tái cơ cấu kinh tế mạnh mẽ sau những nước cờ đột phá của Putin.

Có lẽ chỉ cần nhìn vào nội dung và kết quả đạt được của Diễn đàn Kinh tế Phương Đông 2018 (EEF-2018) - một diễn đàn kinh tế lớn - diễn ra từ 11/9 đến 13/9, tại thành phố Vladivostok là thấy rất rõ điều đó.

Có 6.000 đại biểu đến từ các quốc gia tham dự EEF-2018 xoay quanh 4 chủ đề là : "Các công cụ hỗ trợ nhà đầu tư", "Những ưu tiên ngành của Viễn Đông", "Viễn Đông toàn cầu : các dự án hợp tác quốc tế" và "Tạo điều kiện sống tốt cho người dân".

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nga-het-dau-sau-19-nam-nua-dau-phai-la-tham-hoa-3366912/