Nga hồi sinh pháo phòng không danh tiếng Việt Nam 57 mm trên thân xe siêu hiện đại Armata

Các nhà sản xuất Nga đã đưa trở lại cỡ nòng súng bị quên lãng 57 mm sau chiến tranh Việt Nam. Cỡ nòng 57 mm có thể nói là sự thần kỳ thực sự của nền công nghiệp quốc phòng Nga, mô –đun pháo tự động 57 mm trở thành ngôi sao trong triển lãm vũ khí Arms Expo-2015 tại Nizhny Tagil.

Xe thiết giáp hạng nặng BMP với pháo 57 mm. Ảnh Twitter Ivan O'Gilvi

Xe thiết giáp hạng nặng BMP với pháo 57 mm. Ảnh Twitter Ivan O'Gilvi

Triển lãm xuất khẩu vũ khí Arms Expo là triển lãm quốc tế về vũ khí và trang thiết bị được bắt đầu vào năm 1999 tại Nizhny Tagil. Triển lãm Arms Expo 2015 là triển lãm thứ 10. Ngoài các công ty Nga, có sự hiện diện của các doanh nghiệp quốc phòng từ Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Belarus và Kazakhstan.

Tại một cuộc triển lãm vũ khí quân sự năm 2014, các nhà sản xuất vũ khí Nga đã đưa một mẫu xe bộ binh chiến đấu BMP “Atom – Nguyên tử”, đây được coi là sản phẩm hợp tác Nga-Pháp để xuất khẩu cho các nước thế giới thứ ba. Do những lý do địa chính trị, dự án bị đình chỉ, người Pháp rút khỏi liên doanh này. Nhưng một trong những yếu tố then chốt có được sự phát triển tuyệt vời.

Hợp phần này là mô-đun hỏa lực được lắp pháo tự động 57 mm AU-220M. Viện nghiên cứu trung tâm Nizhny Novgorod "Burevestnik" đã phát triển mô – đun này để trang bị cho những tàu tuần biển hạng nhẹ, sau đó được lắp đặt trên các xe bộ binh cơ giới. Kinh nghiệm chiến trường Syria cho thấy, các pháo phòng không 57 mm đã hoàn thành tốt và rất hiệu quả sứ mệnh của mình. Hỏa lực của pháo phòng không 57 hầu như không có gì che đỡ nổi.Đây là một khẩu pháo thần kỳ thực sự.

Mô – đun có tốc độ bắn - 300 phát/phút. Tầm bắn mặt phẳng ngang lên tới 16 km. Cơ số đạn cho mô – đun khoảng hơn một trăm viên. Đạn 57 mm có thể tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu trên không, các công trình công sự xây dựng vững chắc, tường bê tông bị xuyên phá dễ dàng và tiêu diệt hầu như bất kỳ loại xe tăng, xe thiết giáp nào.

Đạn xuyên 57 mm chọc thủng cả giáp phía trước của các xe tăng hiện đại như "Abram" và " Leopard". Một loạt đạn nổ phá mảnh bắn vào tháp pháo, thân xe có thể khiến chiếc tăng trở thành một cục sắt vô dụng, các mảnh đạn công suất lớn hủy diệt hầu như tất cả những bộ phận bên ngoài xe như kính quang học, các thiết bị liên lạc, súng máy trên tháp pháo, anten, phá hỏng bánh chịu nặng, xích xe tăng và gây kẹt nặng tháp pháo.

Các nhà nghiên cứu quân sự không chỉ quan tâm đến tốc độ bắn của pháo 57 mà còn là phản ứng gần như tức thời của mô đun vũ khí. Khẩu pháo hạng nặng chỉ trong khoảng thời gian tính bằng giây có thể quay đến 180 độ, đưa nòng pháo hướng chính xác vào mục tiêu và khai hỏa. Tháp pháo không người lái, các loại dây dẫn, hệ thống phòng thủ chủ động và hệ thống điều khiển hỏa lực được đưa vào thân xe và hoàn toàn được sản xuất tại Nga.

Trên kinh nghiệm chống khủng bố từ chiến tranh Afghanistan đến Syria, các kỹ sư thiết kế của Nizhny Novgorod dự đoán xu hướng phát triển pháo binh chiến trường của thế kỷ 21, đó là khả năng sử dụng rộng rãi mô đun này trong các cuộc chiến tranh đường phố và chiến tranh đường hầm. Mô đun cũng được giới thiệu tại Triển lãm quốc tế về vũ khí và thiết bị quân sự XII năm 2015, tổ chức vào tháng 02.2015 tại thủ đô Liên hiệp các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (United Arab Emirates – UAE).

Phân tích tình hình địa chính trị gần đây cho thấy, chiến tranh trong suốt giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 chủ yếu sẽ là các cuộc chiến tranh du kích, trong khu đô thị và đường hầm. Cuộc chiến thường xuyên diễn ra giữa các nhóm nổi loạn và quân đội chính quy của các quốc gia, các loại vũ khí bắn thẳng cho hiệu quả cao nhất thường là từ cỡ nòng súng bộ binh đến các loại hỏa lực mạng cỡ 40 mm.

Các chuyên gia phương Tây có nhận thức khác về hỏa lực trên chiến trường, loại pháo tự động cỡ nòng đến 57 mm hầu như không được sử dụng do học thuyết quân sự của châu Âu chịu ảnh hướng rất lớn của Mỹ. Trong khi học thuyết quân sự Mỹ đặt ra quan điểm then chốt là mang chiến tranh ra nước ngoài.

Chính vì vậy, các chuyên gia vũ khí phương Tây chủ yếu phát triển các hệ thống tên lửa (có và không có điều khiển, bắn loạt hoặc đơn lẻ). Trong các đơn vị lục quân, pháo binh chủ yếu là các loại lựu pháo cỡ nòng 155 mm, xe bộ binh chiến đấu, pháo tăng cỡ nòng trên 100 mm. Nhưng loại hỏa lực xuyên phá trong các cuộc chiến đô thị hiện chưa có, chỉ quân đội Liên Xô và các nước như Việt Nam, Trung Quốc có các loại pháo tự động cỡ nòng 57 mm và hiệu quả chiến đấu rất cao. Rất tiếc một số các tập đoàn thiết kế có hướng theo ý kiến của các chuyên gia phương Tây và pháo tự động 57 mm gần như đi vào quên lãng.

Tại triển lãm ở Emirates, mô-đun pháo tự động AU-220M cỡ nòng 57 mm thể hiện sức mạnh chiến đấu và được người Ả Rập khẳng định rất hiệu quả. Pháo tự động xuyên phá hầu hết các loại xe tăng, thiết giáp thông thường, hủy diệt tất cả các công trình quân sự. các bức tường nhà kiên cố và vô hiệu hóa tăng thiết giáp. Các kỹ sư quân sự UEA đang phát triển xe bộ binh chiến đấu của quốc gia này và rất quan tâm đến vũ khí Nga. Rất tiếc sau đó Mỹ tìm cách ngăn chặn thương vụ này, kết quả là UEA đã tham gia chiến trường Yemen với các loại xe bộ binh chiến đấu của Mỹ.

Ngay từ năm 1941, Liên Xô phát triển một loại pháo chống tăng ZIC – 2 cỡ nòng 157 mm, đạn xuyên 57 mm bình thường chọc thủng giáp thép Đức đến 100 mm.

Vào giữa những năm 1950 Liên Xô phát triển pháo phòng không tự hành ZSU - 57-2 nòng trên thân xe T-54. Xuất khẩu cho rất nhiều nước khác nhau, nhưng các pháo phòng không 57 tìm thấy được vinh quang khi trong quyền điều khiển của lực lượng phòng không Việt Nam. Hơn một nửa số máy bay Mỹ (trên 2000 chiếc) bị hỏa lực súng phòng không mặt đất bắn hạ, trong đó có các pháo phòng không cỡ nòng 57 mm.

Một đơn vị ZSU -57 -2 của phòng không Việt Nam hành quân chiến đấu. Ảnh lịch sử quân sự Nga

Hiện nay, các chuyên gia quân sự của nhiều nước nhận xét, hỏa lực của vũ khí thực sự đáng sợ. Nhược điểm duy nhất của vũ khí là hệ thống điều khiển hỏa lực và thiết bị nạp đạn tự động, nhưng điều ấy lại thuộc công nghệ điện tử viễn thông và quang học. Nhưng trên chiến trường Syria cho thấy, pháo phòng không 57 mm trên xe tải thực sự là vũ khí đáng sợ đối với các lực lượng nổi dậy

Súng 57 mm AU-220M - Ảnh: Sergey Ptichkin / RG

Diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế "Armys-2018" đang chuẩn bị một món quà bất ngờ cho những người tham dự. Một trong những món quà đó là triển lãm công khai đầu tiên về xe bộ binh chiến đấu hạng nặng mới nhất T-15, thiết kế trên khung xe chung "Armata".

Theo những bức ảnh được đăng tải trong tài khoản Twitter Ivan O'Gilvi, phương tiện (Object) 149 được mô-đun chiến đấu mới hoàn thiện, từng xuất hiện dạng mô-đun AU-220M.

Pháo tự động 57 mm trên mô-đun có thể bắn đạn xuyên giáp, đạn nổ phá mảnh trên phạm vi đến 12 km. Tốc độ bắn đạt 120 viên/phút. Cơ số đạn là 200 viên. Súng máy song song 7,62 mm có cơ số đạn là 2000 viên. Ngoài ra xe còn được trang bị thêm các tên lửa chống tăng có điều khiển, trước đây không được lắp trên AU-220M.

Tháp pháo không người lái được trang bị hệ thống quan sát camera quang học và quang ảnh nhiệt, đo xa laser và hệ thống ổn định siêu hiện đại tầm hướng. Với kết cấu thiết kế này, pháo 57 mm có khả năng tiêu diệt tất cả các phương tiện bay tầm thấp, bao gồm cả các máy bay không người lái, trực thăng chiến đấu và các phương tiện bay khác. Đây cũng có thể là xe bộ binh chiến đấu hạng nặng tốt nhất trên thế giới đến thời điểm hiện nay.

Xe BMP hạng nặng T-15 với mô đun chiến đấu mới trang bị pháo 57mm. Ảnh tài khoản Twitter Ivan O'Gilvi

Nguyễn Thuận

Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/nga-hoi-sinh-phao-phong-khong-danh-tieng-viet-nam-57-mm-tren-than-xe-sieu-hien-dai-armata-301435.html