Nga lo hàn lỗ thủng, Mỹ-Trung tăng tốc đua không gian

Trong khi Nga đang lo hàn lại lỗ thủng trên tàu vũ trụ thì Trung Quốc và Hoa Kỳ chinh phục không gian

Ảnh: Reuters

Năm 2018 sắp qua đi với rất nhiều sự kiện trong công cuộc chinh phục vũ trụ. Trong số đó, sự kiện nổi bật là việc Trung Quốc phóng con tàu Chang'e 4 lên phía tối của mặt trăng, việc con tàu BepiColombo do Nhật và châu Âu phối hợp đã đến Sao Thủy và thiết bị PSP của Mỹ đến Mặt trời.

"Lenta.ru" đã điểm lại các sự kiện chính của ngành nghiên cứu vũ trụ thế giới năm 2018.

Phóng tên lửa siêu nặng Falcon Heavy

Tên lửa chuyên chở của công ty SpaceX cùng với chiếc ô tô Tesla Roadster đã được phóng lên vào ngày 6/2. Hiện tại, cỗ máy này đang ở trong quỹ đạo nhật tâm, giao cắt với quỹ đạo chuyển động của Trái đất và Sao Hỏa quanh Mặt trời.

Khả năng chuyên chở của Falcon Heavy trên quỹ đạo thấp, gần Trái đất là 64 tấn, và đối với quỹ đạo gần Sao Hỏa là 17 tấn. Trước đây, tên lửa siêu nặng “Energy” của Liên Xô cùng với con tàu sử dụng nhiều lần “Buran” đã được phóng lên vào ngày 15/11/1988.

Nước Nga vẫn tiếp tục tự hào về điều này, và không ngần ngại gọi tên lửa siêu nặng Falcon Heavy cùng với chiếc xe Tesla Roadster nói trên là một quả “tên lửa đeo một cái trống bên hông”.

Cần lưu ý rằng năm 2018, các công ty khác cũng đã có những thành tựu xuất sắc hơn - đặc biệt là Phòng thí nghiệm Rocket Lab của Mỹ và Công ty OneSpace Technology của Trung Quốc.

Phòng thí nghiệm Rocket Lab của Mỹ, vào ngày 21/1, từ bãi phóng Launch Complex 1 nằm ở bờ biển Đảo Bắc của New Zealand, đã sử dụng tên lửa lớp Electron siêu nhẹ duy nhất trên thế giới và lần đầu tiên đưa lên quỹ đạo thành công một tải trọng cần thiết đó là vệ tinh mini Dove Pioneer (cho công ty Planet) và Lemur-2 nanosatellite (cho công ty Spire Global).

Còn công ty OneSpace Technology, vào ngày 17/5, đã phóng tên lửa chuyên chở Trùng Khánh Liangjiang Star từ một địa điểm ở phía tây bắc Trung Quốc.

Phóng tên lửa Falcon Heavy Ảnh: Gene Blevins / Globallookpress.com

Vụ tai nạn của tên lửa Soyuz-FG cùng với tàu vũ trụ có người lái Soyuz MS-10

Vụ việc xảy ra vào ngày 11/10. Sau khi được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS, một trong bốn bloc sườn của tầng 1 tên lửa tách ra bất thường khỏi bloc trung tâm (tầng hai), dẫn đến động cơ bị hỏng.

Nhà du hành vũ trụ của Roscosmos, Alexey Ovchinin và phi hành gia của NASA Tyler Nicholas Haig, đang có mặt trên tàu Soyuz MS-10, đã kịp sơ tán sang một khoang hạ cánh khẩn cấp.

Cuộc điều tra cho thấy vụ việc rắc rối trên là do sai sót trong quá trình lắp ráp tàu vũ trụ Soyuz-FG tại Baikonur. Ngoài những tổn thất to lớn về uy tín, vụ tai nạn đã dẫn đến sự gia tăng chi phí bảo hiểm, và do đó, làm tăng giá dịch vụ phóng của Nga.

Lỗ thủng trên con tàu vũ trụ có người lái "Soyuz MS-09"

Một lỗ thủng có đường kính khoảng hai milimét trên con tàu vũ trụ của Nga đang trong quá trình lắp ghép với Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS đã gây ra một vụ rò rỉ không khí nhỏ trên Trạm Vũ trụ- Tổng Giám đốc Roscosmos Dmitry Rogozin ngày 30/8 đã cho biết.

Các thành viên phi hành đoàn Sergei Prokopiev, Alexander Gerst và Oleg Artemyev đã cố gắng ngăn chặn được việc thất thoát oxy. Qua kiểm tra bằng mắt thường cho thấy lỗ thủng xuất hiện là do tác động cố ý của một mũi khoan lên vỏ tàu.

Trên mặt đất, ở Trung tâm Roskosmos, người ta không tìm ra thủ phạm trong vụ việc trên, nên đã ám chỉ khả năng phá hoại của các phi hành gia trong không gian, vì thế đã gây ra phản ứng hết sức tiêu cực tại Hoa Kỳ.

Nguyên nhân của vụ việc cho đến nay vẫn chưa được làm rõ. Có thể các mẫu từ phía bên ngoài của con tàu Soyuz MS-09, do Oleg Kononenko và Sergey Prokopiev lấy vào ngày 11/12, khi bước ra ngoài không gian vũ trụ, sẽ giúp làm rõ tình hình.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/khoa-hoc/su-kien/nga-lo-han-lo-thung-my-trung-tang-toc-dua-khong-gian-3371887/