Nga mở lại điều tra vụ Navalny ở OPCW

Một nhà khoa học Nga tuyên bố sẵn sàng hợp tác với các chuyên gia của OPCW để điều tra vụ Navalny mà không biến nó thành cuộc điều tra chính trị.

Bộ Ngoại giao Nga tuần này tuyên bố sẽ gửi một cuộc điều tra chính thức tới Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW), các nước Đức, Pháp và Thụy Điển vì đưa ra các tuyên bố về trường hợp ngộ độc Novichok của chính khách đối lập Nga Alexei Navalny.

Ông Navalny ngã quỵ trên chuyến bay ở Nga, phe đối lập nghi bị bỏ độc vào trà. Sau đó, chất độc được tìm thấy ở chai nước khoáng phòng khách sạn.

Ông Navalny ngã quỵ trên chuyến bay ở Nga, phe đối lập nghi bị bỏ độc vào trà. Sau đó, chất độc được tìm thấy ở chai nước khoáng phòng khách sạn.

"Chúng tôi đang gửi một cuộc điều tra chính thức tới OPCW, Đức, Pháp và Thụy Điển hôm nay [tức ngày 12/2 -ND]" - đơn vị này nêu rõ.

Đáng chú ý, phía Nga trích dẫn ý kiến của một nhà khoa học Nga là Vitaly Kozak nhằm đảm bảo sự minh bạch, khách quan cũng như phi chính trị hóa trong cuộc điều tra của tổ chức thế giới này.

Ông Kozak trước đó đã gửi một bức thư ngỏ đến Bộ này, phân tích về trường hợp của ông Navalny từ quan điểm y học và hóa học. Nhà khoa học Nga đã thu thập các tài liệu về những vật liệu sinh học được phương Tây phân tích và đánh giá về các bằng chứng này.

Bức thư ngỏ của ông Kozak bình luận về bài báo trên tạp chí The Lancet về việc Navalny bị cáo buộc đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok. Ông Kozak lưu ý rằng chất độc "Novichok" trong bài báo khá mơ hồ.

OPCW tuần này báo cáo rằng, họ đã đệ trình cho Đức một báo cáo liên quan đến vụ đầu độc nhân vật đối lập Nga Alexey Navalny. Báo cáo lưu ý rằng kết quả xét nghiệm "xác nhận rằng các dấu ấn sinh học của chất ức chế cholinesterase được tìm thấy trong các mẫu máu và nước tiểu của ông Navalny có đặc điểm cấu trúc tương tự như các hóa chất độc hại thuộc lịch 1.A.14 và 1.A.15 đã được thêm vào Phụ lục về Hóa chất của Công ước trong Phiên họp thứ 24 của Hội nghị các Quốc gia thành viên vào tháng 11/2019 (còn được gọi là Novichoks ở phương Tây - TASS). Chất ức chế cholinesterase này không được liệt kê trong Phụ lục về Hóa chất của Công ước."

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhiều lần tuyên bố rằng Nga sẵn sàng hợp tác toàn diện với Đức. Ông chỉ ra rằng không có chất độc nào được phát hiện trong cơ thể của Navalny trước khi chuyển đến Berlin.

"Chúng tôi vẫn kỳ vọng công việc chung sắp tới của các chuyên gia Nga và các chuyên gia OPCW sẽ giúp thiết lập sự hợp tác hòa bình, phi chính trị hóa và tránh làm trầm trọng thêm tình hình xung quanh vấn đề này" - Bộ cho biết.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trước đó lưu ý rằng Văn phòng công tố Nga đã yêu cầu Bộ Tư pháp Đức cung cấp tất cả thông tin về kết quả nghiên cứu do Bundeswehr (quân đội Đức) thực hiện, bao gồm cả việc chuyển giao tất cả các bằng chứng liên quan đến vụ Navalny nhưng Đức đã từ chối.

"Mặc dù Đức chấp nhận các yêu cầu của chúng tôi về việc cung cấp trợ giúp pháp lý, bao gồm cả Công ước về vũ khí hóa học nhưng thực tế chúng tôi lại không được cung cấp bất kỳ thông tin nào. Dưới nhiều thời điểm khác nhau, phía Đức đã từ chối cung cấp bản sao các tài liệu y tế, khám nghiệm pháp y, nghiên cứu độc chất và các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm khác" - ông Lavrov nói.

Bên cạnh đó, ông Lavrov cho biết rằng Đức lần thứ tư từ chối yêu cầu của văn phòng công tố Nga được phỏng vấn cô Maria Pevchikh (một nhà hoạt động và là đồng minh của ông Navalny ).

"Phía Đức đã từ chối yêu cầu thẩm vấn cô Maria Pevchikh với lý do địa chỉ của cô ấy ở Đức không rõ ràng. Trong khi đó, theo các nguồn tin mở, cô ấy là một trong những người đưa tiễn ông Navalny về Moscow và tình báo Đức thì luôn bảo vệ ông Navalny suốt ngày đêm" - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết.

Đồng thời, bà Zakharova nhấn mạnh rằng phía Đức cũng không cung cấp bất kỳ dữ liệu nào về kết quả nghiên cứu chất độc được cho là tìm thấy trên các chai nước khoáng mà cô Pevchikh đã lấy từ khách sạn ở TP Tomsk (Nga) mang đến Berlin để nghiên cứu.

Với các nghi vấn này, khi yêu cầu mở cuộc điều tra OPCW, Đức, Pháp, Thụy Điển, phía Nga nhấn mạnh: Vông việc chung của các chuyên gia Nga và đồng nghiệp từ OPCW có thể giúp tạo ra sự hợp tác phi chính trị hóa trong trường hợp của Alexei Navalny.

Theo tuyên bố, Moscow sẽ cung cấp cho các nước thành viên OPCW lịch trình về các nội dung hậu cần trong vụ Navalny.

Ông Alexei Navalny đã được đưa đến bệnh viện địa phương ở thành phố Omsk của Siberia vào ngày 20/8/2020 sau khi gục ngã trên chuyến bay từ Tomsk đến Moscow. Ông này đã hôn mê và được đưa vào máy thở tại phòng chăm sóc đặc biệt. Vào ngày 22/8/2020, ông Navalny được trực thăng vận đến Berlin và nhập viện Charite. Ông Navalny đã tỉnh dậy sau cơn hôn mê vào ngày 7/9/2020 và xuất viện vào ngày 22/9/2020.

Vào ngày 2/9/2020, Berlin tuyên bố rằng sau khi kiểm tra các mẫu xét nghiệm của Navalny, các nhà chất độc học của chính phủ Đức đã đưa ra kết luận rằng blogger này đã bị ảnh hưởng bởi một chất độc thuộc dòng Novichok.

Phương Tây cáo buộc Nga sản xuất loại hóa chất thần kinh quân sự này song Moscow đã nhiều lần phủ nhận, đồng thời đưa ra các bằng chứng cho thấy Mỹ là quốc gia chấp nhận chất độc có tên Novichok này.

Đến ngày 17/1/2021, ông Navalny về Nga và bị bắt khi vừa xuống sân bay liên quan đến một vụ án kéo dài từ năm 2014.

Hải Lâm

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/nga-mo-lai-dieu-tra-vu-navalny-o-opcw-3427516/