Nga, Mỹ căng thẳng tại Syria, nhưng sẽ không để Trung Quốc 'thừa nước đục thả câu' bán vũ khí

Thời gian gần đây, căng thẳng leo thang khi Nga cáo buộc Mỹ ngầm bật đèn xanh để lực lượng Dân chủ Syria (SDF) bắt tay với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) gây ra nhiều thiệt hại cho Syria và Nga. Tuy vậy khả năng xung đột giữa hai nước này là rất nhỏ, bởi họ lo ngại nhân dịp này, Trung Quốc sẽ 'thừa nước đục thả câu' bán vũ khí.

Chiến trường Syria tiếp tục bước vào giai đoạn căng thẳng, khi cuộc chiến có nguy cơ mở rộng bởi sự dấn thân sâu hơn của Nga và Mỹ. Trong thời gian gần đây, Nga liên tiếp cáo buộc Mỹ ngầm làm ngơ để SDF bắt tay với IS tiêu diệt quân đội Ả rập Syria (SAA). Nga đe dọa sẽ có những hành động cụ thể.

Đáp lại, Mỹ vẫn im lặng và họ tiếp tục mở các cuộc tấn công vào khủng bố IS. Tuy nhiên các chuyên gia đánh giá rằng cường độ tấn công của Mỹ chỉ ở mức chừng mực, và dường như Mỹ chưa thực sự muốn xóa sổ IS hoàn toàn.

Trong khi đó, khủng bố IS mặc dù bị bao vây vài tuần trước đó, nhưng chúng đã bất ngờ lấy lại sức mạnh trong những ngày gần đây và phản công trên các chiến tuyến, khiến đối phương chịu nhiều thiệt hại.

Hiện Nga và Mỹ đang có những bất đồng sâu sắc và xung đột về lợi ích tại Syria, nhưng hầu như không có khả năng hai nước này trực tiếp quay súng vào nhau tại chiến trường này.

Nga đang duy trì lực lượng quân sự mạnh mẽ tại Syria, các loại khí tài tối tân nhất của họ đều được triển khai

Hệ thống phòng không đánh chặn tầm xa S-400 được đặt trong tình trạng trực chiến cao độ.

Các loại tên lửa hành trình tầm xa như Kalibr, Kh-101 cũng được đem vào thực chiến. Sau những lần phóng tên lửa hành trình tầm xa diệt khủng bố IS, Nga chứng minh họ đã có năng lực tấn công phủ đầu giống Mỹ.

Các loại chiến đấu cơ hàng đầu như Su-30SM, Su-34, Su-35S, MiG-29SMT... cùng những loại trực thăng tấn công hàng đầu đều có mặt tại chiến trường này.

Phía Mỹ cũng không kém cạnh khi triển khai hàng loạt vũ khí tại đây, từ máy bay lưỡng thể V-22 với các đơn vị đặc nhiệm.

Cho tới máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1B cũng được triển khai gần Syria.

Không những vậy, tại chiến trường này Mỹ lần đầu tiên cho tiêm kích mạnh nhất thế giới F-22 tham chiến.

Ngoài tiêm kích tàng hình F-22, Mỹ còn có hàng trăm chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 khác như F-15, F-16, F-18 triển khai trên tàu sân bay và các căn cứ gần Syria, chúng sẽ sẵn sàng hành động khi có lệnh.

Phía mặt đất, Mỹ đang có đồng minh là lực lượng SDF. Lực lượng này vừa chống IS vừa chống quân đội Syria, thậm chí một số chỉ huy SDF tuyên bố sẵn sàng chống Nga khi cần thiết.

Nga vẫn đang hỗ trợ đặc biệt về cả người và khí tài hiện đại cho quân đội Syria. Tuy những ngày qua chịu nhiều tổn thất, nhưng quân đội Syria đang ngày càng khép chặt vòng bao vây khủng bố IS.

Cả Mỹ và Nga đều hiểu rằng, nếu hai cường quốc này đối đầu trực tiếp tại Syria, sẽ không có bên nào giành chiến thắng tuyệt đối. Hơn nữa việc hai cường quốc này đối đầu tại một nước thứ ba sẽ phần nào giảm uy tín và tiếng nói của họ trên chính trường quốc tế.

Không những vậy, Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, Bắc Kinh sẽ nhân cơ hội để lấy thêm tầm ảnh hưởng từ cộng đồng quốc tế, giảm đi vai trò của Mỹ và Nga. Đây là điều cả Washington và Moscow đều không mong muốn.

Nếu cuộc chiến tại Syria lan rộng giữa lực lượng SDF được Mỹ đỡ đầu và SAA được Nga hậu thuẫn sẽ giúp Trung Quốc bán được nhiều vũ khí hơn. Trong hình là một chiến binh lực lượng SDF đang sử dụng khẩu súng máy W85 của Trung Quốc.

Những vũ khí Trung Quốc ngày càng hiện diện nhiều hơn tại chiến trường này, từ súng trường tấn công Type 56 (AK-47 Trung Quốc) tới tên lửa chống tăng, súng bắn tỉa và cả tên lửa phòng không vác vai KN-6.

Một chiến binh SDF đang sử dụng tên lửa FN-6 để bắn hạ trực thăng. Liên tiếp những vụ bắn rơi máy bay trực thăng của Nga và Syria được xác định từ tên lửa phòng không vác vai có nguồn gốc Trung Quốc.

Một trực thăng của Syria bị tên lửa KN-6 có xuất xứ Trung Quốc bắn hạ.

Giá thành rẻ là điều giúp vũ khí Trung Quốc ngày càng phổ biến tại chiến trường này. Một xạ thủ phe đối lập Syria với khẩu súng bắn tỉa có nguồn gốc Trung Quốc

Căng thẳng giữa Mỹ và Nga sẽ tiếp tục leo thang tại Syria, nhưng để xung đột trực tiếp giữa hai quốc gia này là điều hiếm xảy ra. Nga có lợi ích cốt lõi từ trước tại Syria và không dễ gì họ từ bỏ.

Còn Mỹ cho dù nhận thấy nhiều lợi ích từ Syria, nhưng là kẻ đến sau, người Mỹ thừa biết Nga sẽ cương quyết duy trì tầm ảnh hưởng tại Syria bằng mọi giá, có thể người Nga sẽ nhượng bộ một phần nhưng để trao cả Syria vào tay Mỹ là điều không thể xảy. Các quốc gia lớn đều biết biên độ giới hạn của tầm ảnh hưởng, và họ sẽ không liều lĩnh cho canh bạc quá nhiều rủi ro như Syria.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/anh-nga-my-cang-thang-tai-syria-nhung-se-khong-de-trung-quoc-thua-nuoc-duc-tha-cau-ban-vu-khi/743929.antd