'Ngã ngửa với ý nghĩa to lớn đằng sau thói ham ăn, ngủ và háo sắc của Trư Bát Giới

Trong Tây Du Ký, Trư Bát Giới đại diện cho chữ 'Tình', biểu trưng cho dục vọng, ham muốn của con người. Đó cũng là nguyên nhân khiến nhân vật này bị miêu tả ham ăn, ngủ, lười biếng và háo sắc.

Có thể thấy, nhân vật Trư Bát Giới trong tiểu thuyết Tây Du Ký được nhà văn Ngô Thừa Ân miêu tả là kẻ cực kỳ ham ăn, ham ngủ, háo sắc và cực kỳ lười biếng. Một trong những tính cách này khiến hắn bị tước mất vị trí Thiên Bồng Nguyên Soái, đẩy xuống trần làm yêu quái nửa người, nửa lợn. Thậm chí, vũ khí là cái bồ cào cũng thể hiện sự tham lam khi luôn kéo mọi thứ về phía mình.

Nhân vật Trư Bát Giới trong phim Tây Du Ký 1986.

Nhân vật Trư Bát Giới trong phim Tây Du Ký 1986.

Khi phò tá Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh, “chữ Tình” của Trư Bát Giới lại được thể hiện rõ hơn khi luôn đối nghịch với Tôn Ngộ Không (chữ Tâm) và được Tam Tạng (chữ Thân) sủng ái. Thậm chí, “Lão trư” còn được sư phụ xem là đồ đệ cưng, luôn nghe theo lời của hắn.

Đây cũng là lý do khiến thầy trò Đường Tăng gặp không ít nạn kiếp trên đường đi thỉnh kinh, bởi chữ “Tình” dễ khiến con người bị sa ngã, đánh mất lý trí. Trong đó, minh chứng tốt nhất cho điều này là cuộc chạm trán với Bạch Cốt Tinh.

Chính sự xúi dục của Trư Bát Giới khiến Đường Tăng đuổi Ngộ Không. Qua đó, dạy cho chúng ta một bài học khi “Thân” bị cái “Tình” sa ngã đưa đẩy thì có thể đánh mất cái “Tâm” và rơi vào nguy hiểm.

Thế nhưng, khi gần đến Linh Sơn thì Đường Tăng đã có nhiều lần mắng chửi Bát Giới và thậm chí còn muốn đánh đồ đệ thứ hai này. Từ đó cho thấy, muốn thành công thì phải dứt được cái “Tình”, không để nó chi phối và sử dụng cái “Tâm” nhằm có hướng đi đúng đắn.

Quốc Bảo (Tổng hợp)

Quốc Bảo (Tổng hợp)

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/%E2%80%98nga-ngua-voi-y-nghia-to-lon-dang-sau-thoi-ham-an-ngu-va-hao-sac-cua-tru-bat-gioi/20191003094641954