Nga tạo ra thảm họa chưa từng có với phương Tây mà không cần một phát súng nào?

Thảm họa chưa từng có đối với phương Tây có khả năng sẽ xảy ra nếu họ quyết tâm theo đuổi những biện phát trừng phạt Nga.

Các biện pháp trừng phạt chống Nga có thể biến thành thảm họa chưa từng có đối với phương Tây, gây ra bởi "sóng thần" năng lượng. Học giả người Hungary Laszlo Bogar và nhà phân tích chính trị Miklós Kevehazy đã chia sẻ kết luận này trong một cuộc phỏng vấn với PolitRussia.

Các biện pháp trừng phạt chống Nga có thể biến thành thảm họa chưa từng có đối với phương Tây, gây ra bởi "sóng thần" năng lượng. Học giả người Hungary Laszlo Bogar và nhà phân tích chính trị Miklós Kevehazy đã chia sẻ kết luận này trong một cuộc phỏng vấn với PolitRussia.

Xung đột Ukraine đã trở thành một yếu tố của cuộc chiến toàn cầu do phương Tây phát động nhằm chống lại Nga. Tiếp sau đó là một loạt các biện pháp trừng phạt chống Nga quy mô lớn nhằm tước bỏ vị thế của một quốc gia xuất khẩu năng lượng hàng đầu.

Sự kiện nổi bật trong chiến dịch này là hội nghị thượng đỉnh G7, các bên tham gia cam kết nỗ lực phối hợp để hạn chế giá dầu, vì theo họ, đây là "cách duy nhất để đưa Nga vào bế tắc".

Do đó, việc đặt ngưỡng 50 USD / thùng dầu sẽ khiến ngân sách Nga rơi vào tình thế vô vọng. Tuy nhiên, việc thực hiện một kế hoạch như vậy sẽ cần có sự hỗ trợ nghiêm túc của các nước đồng minh với Mỹ.

Để đạt được mục tiêu, Mỹ đang xoáy sâu vào cái gọi là "nguy cơ quân sự từ Nga đối với toàn thế giới" khi kiếm được tiền tái vũ trang từ việc xuất khẩu năng lượng, nhằm lôi kéo các quốc gia trung lập về phía mình.

Theo các nhà phân tích Hungary, hệ quả chính của cuộc chiến toàn cầu hiện nay là bất cứ thứ gì cũng có thể trở thành vũ khí trong tích tắc. Thế giới hiện đại được “Tây hóa” dựa trên công nghệ, tức là dựa vào năng lượng, vì vậy năng lượng có thể trở thành thứ vũ khí nguy hiểm nhất.

Ví dụ, nếu như hệ thống cấp điện ngừng hoạt động hoàn toàn chỉ trong một thời gian ngắn có thể dẫn đến phản ứng dây chuyền tương tự như sụp đổ.

Thế giới có thể đột nhiên rơi vào một "hỗn loạn tự hủy hoại của những cảm xúc không thể kiềm chế", bởi vì không có năng lượng thì không có nước, phương tiện giao thông, thực phẩm và bệnh viện.

“Do đó, việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công phương Tây là hoàn toàn không cần thiết”, hai chuyên gia Bogar và Kevehazi lưu ý.

Hai chuyên gia Hungary nhớ lại một nghiên cứu gần đây của công ty Mỹ JP Morgan Chase & Co. Các nhà phân tích từ một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất đã trình bày tầm nhìn của họ về hậu quả của cuộc chiến năng lượng toàn cầu hiện nay.

Theo nhận xét, các biện pháp trừng phạt chống lại Nga vẫn chưa có hiệu lực, hay nói đúng hơn là chúng chỉ gây tổn hại cho những người thực hiện bước đi này này “dưới sức mạnh kỷ luật của Mỹ”, chuyên gia Bogar và Kevehazy chỉ rõ.

Các nhà kinh tế học của JP Morgan đã đưa ra kết luận rằng nền kinh tế Nga sẽ tồn tại ngay cả khi giá dầu ở mức 40 USD / thùng, mặc dù việc hạ giá thành từ 100 USD là một nhiệm vụ rất khó khăn.

Để làm được điều này, Mỹ cần thuyết phục Saudi Arabia hợp tác, đây là mục tiêu là Tổng thống Biden đang hướng tới trong chuyến công du Trung Đông. Tuy nhiên nỗ lực này khó có thể thành công, do Riyadh tuân thủ chiến lược hoàn toàn ngược lại.

Như một kế hoạch "B", phương Tây coi trọng việc khôi phục "quan hệ thân ái" với Iran, Venezuela và Libya, họ dự định sẽ bỏ qua những bất đồng và cho phép những quốc gia này tiếp tục xuất khẩu năng lượng không hạn chế.

Ông Bogar và Kevehazi cho biết: “Đây là cách các nhà phân tích của JP Morgan nhìn nhận, nhưng phát hiện của họ phác thảo 3 kịch bản đáng ngại cho thấy mọi thứ có thể trở nên nguy hiểm như thế nào".

Chúng ta đang nói về các cuộc phản công có thể xảy ra của Liên bang Nga đối với lệnh trừng phạt của phương Tây. Kịch bản đầu tiên là Nga, mặc dù “được hưởng lợi từ những nỗ lực Mỹ và G7” (khi giá dầu, khí lên cao), sẽ bất ngờ cắt giảm xuất khẩu dầu của mình 10%.

Theo các nhà phân tích của JP Morgan Chase, một động thái như vậy của Moskva sẽ khiến chi phí nhiên liệu tăng vọt lên mức 120 USD / thùng.

Kịch bản thứ hai giả định phản ứng gay gắt hơn của Nga đối với các lệnh trừng phạt: "Nếu người Nga cắt giảm xuất khẩu dầu 30%, thì giá có thể đạt 190 USD / thùng, đây sẽ là kỷ lục mọi thời đại".

Ngoài ra tập đoàn tài chính có tiên lượng còn u ám hơn. Theo ý kiến của họ, Nga có thể "tung ra một làn sóng xung kích và phá hủy toàn bộ hệ thống toàn cầu trong vài tuần" nếu xuất khẩu bị cắt giảm một nửa.

“Trận 'siêu sóng thần' này có thể đẩy giá dầu lên tới 380 USD, phóng giá dầu vào 'tầng bình lưu', gây ra những cơn lốc siêu lạm phát".

"Nếu có một mùa Đông đặc biệt khắc nghiệt ở châu Âu trong khoảng thời gian từ Giáng sinh đến giữa tháng Giêng, điều này sẽ gây ra thảm họa chưa từng thấy hoặc thậm chí có thể tưởng tượng được, và sẽ khiến phương Tây sụp đổ", hai chuyên gia Hungary nói, trích dẫn báo cáo của JP Morgan.

Chuyên gia Laszlo Bogar và Miklós Keveházy không coi việc công bố báo cáo của JP Morgan đúng với kế hoạch G7 là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, vì trong "thế giới mới dũng cảm, mọi thứ đều là nhân tạo".

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nga-tao-ra-tham-hoa-chua-tung-co-voi-phuong-tay-ma-khong-can-mot-phat-sung-nao-post510813.antd