Nga tiếp tục thống trị ngành động cơ tên lửa thế giới

Nga xuất xưởng loại động cơ tên lửa mới RD-120MS để xuất khẩu vào năm 2022, thay thế hết động cơ cũ sản xuất ở Ukraine.

Nga sản xuất động cơ RD-182 và RD-120MS

Nga vào năm 2022 sẽ xuất xưởng động cơ loại mới RD-182 và RD-120MS cho các loại tên lửa vũ trụ triển vọng của Nga và nước ngoài, cổng thông tin tổng hợp của Glavkosmos (doanh nghiệp thành viên Roscosmos) đưa tin.

Việc phát triển động cơ RD-182 lắp trên tầng một của tên lửa vũ trụ triển vọng của Nga và nước ngoài, cũng như động cơ RD-120MS lắp ở các tầng tên lửa phía trên, đã được tiến hành từ năm 2019.

Nga hiện còn đang xuất khẩu động cơ RD-180 và RD-181 để sử dụng cho tên lửa Atlas và Antares của Mỹ.

Nguyên mẫu cho các động cơ này là thiết kế RD-120 do Cục thiết kế Energomash phát triển, được sử dụng cho tầng hai của tên lửa Zenit và được sản xuất ở Ukraine trong 30 năm qua.

Vào tháng 5 năm 2019, ông Dmitry Rogozin, Tổng giám đốc Roscosmos cho biết một số nước đã ngỏ ý với Nga muốn mua động cơ tên lửa RD-120. Sau đó, Hiệp hội sản xuất khoa học Energomash (thành viên tập đoàn nhà nước Roskosmos) đã tuyên bố nối lại việc sản xuất động cơ tên lửa RD-120.

Động cơ RD-120 được NPO Enerermoash phát triển vào năm 1976-1985 dưới thời Liên Xô, cho tầng thứ hai của tên lửa đẩy Zenit được sản xuất tại Ukraine. Sản phẩm được sản xuất hàng loạt tại Nhà máy chế tạo máy Nam Ukraine.

Động cơ này đã không được (Enerermoash) sản xuất trong hơn 30 năm qua và khi nối lại việc sản xuất, công ty đã hiện đại hóa, cải thiện một số đặc điểm để nâng cao tính năng và mức độ hiện đại của nó để sử dụng trong tên lửa đầy mới của Nga và xuất khẩu.

NPO Enerermoash cũng cho biết, họ còn phát triển động cơ RD-120K (RD-120U), phiên bản sửa đổi của RD-120 với một vòi phun ngắn dành cho các tên lửa đẩy tiên tiến. Hiện tại đang tiến hành 2 thử nghiệm trên một động cơ. Sản phẩm được phát triển bắt đầu từ năm 1986.

Nga đang phát triển các đông cơ tên lửa mới để duy trì vị thế độc tôn thế giới

Nga đẩy mạnh phát triển công nghệ cao vũ trụ

Bên cạnh việc thay thế động cơ tên lửa RD-120 của Ukraine, kể từ năm 2016, Nga đã phát triển loại tên lửa hạng trung mới Soyuz-5 ("Irtysh") sản xuất ở Nga để thay thế tên lửa Zenit được sản xuất ở Ukraine.

Tầng một tên lửa Soyuz-5 dự định sử dụng động cơ RD-171MV - động cơ nâng cấp từ loại lắp đặt ở tầng một của tên lửa Zenit, ở tầng hai là 2 động cơ RD-0124MS, được nâng cấp từ loại sử dụng trên tầng ba của tên lửa Soyuz-2.1b thay cho loại động cơ RD-120 sản xuất tại Ukraine dùng cho tên lửa Zenit.

Vào tháng 9, có thông tin cho biết loại tên lửa đẩy Soyuz-5 đầu tiên sẽ bắt đầu được sản xuất vào giữa năm sau. Vụ phóng tên lửa dự kiến vào năm 2023. Trong lần phóng đầu tiên, tên lửa Soyuz-5 sẽ được phóng với tầng đẩy DM và mô hình tàu vũ trụ.

Rostec chế tạo máy in 3D in các chi tiết động cơ tên lửa và máy bay Công ty “Ruselectronics” (trong thành phần Tập đoàn công nghệ Nga Rostec) đến năm 2020 đã tạo ra chiếc máy in 3D chùm tia điện tử đầu tiên của Nga để in bằng bột kim loại - bộ phận báo chí của Rostec cho biết.

“Thiết bị mới sẽ cho phép sản xuất các sản phẩm siêu bền dành cho ngành hàng không-vũ trụ, y học, chế đồ kim hoàn, nghệ thuật, thể thao và công nghiệp ô tô. Mô hình đầu tiên đầy đủ tính năng sẽ ra đời vào khoảng cuối năm 2020” - thông cáo báo chí nêu rõ.

Trong đó, máy in 3D chùm tia điện tử này sẽ cho phép chế tạo các chi tiết dành cho động cơ phản lực của tên lửa và cánh tua-bin động cơ máy bay với độ chính xác cao và chất lượng tuyệt hảo. Điều này sẽ tiếp tục giúp Nga thống trị ngành công nghệ tên lửa thế giới.

Toàn Thắng

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/khoa-hoc/cong-nghe/nga-tiep-tuc-thong-tri-nganh-dong-co-ten-lua-the-gioi-3421745/